Tin kém vui cho hàng trăm nghìn người khi cải cách tiền lương năm 2024

09-11-2023 16:23 | Xã hội

SKĐS - Khi thực hiện cải cách tiền lương năm 2024, hàng trăm nghìn người thuộc các cơ quan, đơn vị quản lý hành chính nhà nước đang áp dụng cơ chế tài chính, thu nhập đặc thù có thể bị giảm thu nhập đáng kể.

Theo phương án cải cách chính sách tiền lương (cải cách tiền lương) đang được Quốc hội xem xét thông qua tại kỳ họp này để áp dụng từ 1/7/2024, sẽ có 5 bảng lương được xây dựng theo vị trí việc làm và theo chức danh lãnh đạo, quản lý, loại bỏ hết những cơ chế chính sách tiền lương đặc thù.

Tuy nhiên, Bộ Nội vụ cho biết, có khoảng 134.284 cán bộ, công chức thuộc các cơ quan, đơn vị quản lý hành chính nhà nước đang áp dụng cơ chế tài chính, thu nhập đặc thù (có tiền lương tăng thêm ngoài chế độ chung từ 0,66 lần đến 2,43 lần), chiếm khoảng 6,78% so với tổng biên chế cán bộ, công chức, viên chức sẽ hưởng tiền lương mới.

Nghị quyết số 1/2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định đối với các cơ quan, đơn vị quản lý hành chính nhà nước đang áp dụng cơ chế chính sách khoán chi hoặc đang áp dụng cơ chế tài chính, thu nhập đặc thù khi thực hiện cải cách tiền lương thì phải áp dụng chế độ tiền lương, phụ cấp, thu nhập thống nhất; bãi bỏ các cơ chế, chính sách về tiền lương, thu nhập đặc thù.

Vì vậy, khi cải cách tiền lương, các trường hợp này phải thực hiện chuyển xếp vào lương mới. Và khi bãi bỏ các cơ chế, chính sách về tiền lương, thu nhập đặc thù thì tiền lương mới, kể cả phụ cấp của những cán bộ, công chức này có thể thấp hơn so với trước khi cải cách tiền lương.

Tin kém vui cho hàng trăm nghìn người khi cải cách tiền lương năm 2024 - Ảnh 1.

Hàng trăm nghìn người sẽ không được tăng lương khi cải cách tiền lương năm 2024 (Ảnh minh hoạ).

Bộ Nội vụ cho biết, qua rà soát có 36 cơ quan, đơn vị của một số ngành không còn được hưởng chính sách lương đặc thù. Thậm chí, nếu xây dựng bảng lương chạy ngang thì có một số cơ quan có thể bị giảm 50% lương.

Nhưng một trong những nguyên tắc khi thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết số 27, Trung ương 7 khóa 12 là "chuyển xếp lương cũ sang lương mới, bảo đảm không thấp hơn tiền lương hiện hưởng".

Vì vậy, Chính phủ đưa phương án, nếu lương cơ bản cộng phụ cấp mới thấp hơn so với tiền lương hiện hưởng (bao gồm cả tiền lương tăng thêm) trước cải cách tiền lương thì họ được hưởng lương bảo lưu chênh lệch. Mức bảo lưu chênh lệch này sẽ giảm tương ứng khi điều chỉnh tăng tiền lương mới hàng năm.

Việc quy định cho hưởng bảo lưu chênh lệch này là phù hợp với yêu cầu của Nghị quyết số 27, bảo đảm công bằng giữa các đối tượng hưởng lương trước và sau khi cải cách tiền lương.

Đồng thời, để xử lý bất hợp lý đối với các trường hợp được tuyển dụng mới (sau khi cải cách tiền lương) ở 36 cơ quan, đơn vị hưởng lương đặc thù, Chính phủ đề nghị các đối tượng này khi xếp theo lương mới cũng cho áp dụng mức chênh lệch tương ứng với những người đã tuyển dụng trước khi cải cách tiền lương.

MỜI ĐỘC GIẢ XEM THÊM:

>>> Thông tin quan trọng hàng triệu người hưởng lương hưu tháng 11/2023 cần biết ngay

>>> Hàng triệu người hưởng lương hưu cần biết thông tin hữu ích này

>>> Quyền lợi về tiền người hưởng lương hưu cần biết ngay kẻo thiệt

>>> Người nghỉ hưu vẫn đi làm thêm sẽ bị cắt lương hưu?

>>> Những người nào được hưởng lương hưu khi chỉ cần đóng bảo hiểm xã hội 15 năm?

>>> Tin vui cho hàng triệu giáo viên khi cải cách tiền lương năm 2024

>>> Dự kiến bảng lương bác sĩ khi cải cách tiền lương năm 2024

>>> Dự kiến bảng lương quân đội khi cải cách tiền lương năm 2024


Hoàng Cường
Ý kiến của bạn