Tín hiệu radio bí ẩn phát ra từ vũ trụ cách nửa tỷ năm ánh sáng

15-02-2020 18:55 | Quốc tế
google news

SKĐS - Tín hiệu radio bí ẩn phát ra từ vũ trụ thường lặp lại và không có gì lạ. Tuy nhiên, lần đầu tiên, các nhà nghiên cứu chú ý tới một loạt các tiếng động từ một nguồn cách trái đất nửa tỷ năm ánh sáng.

Tiếng động radio (FRB) là các sóng radio milli-giây trong vũ trụ. Từ ngày 16.9.2018-30.10.2019, các nhà khoa học Canada đã phát hiện ra mô hình sóng âm diễn ra cứ khoảng 16,35 ngày 1 lần. Cứ khoảng 4 ngày, tín hiệu lại phát ra 1 lần từ 1-2 giờ 1 lần. Sau đó tín hiệu lại im bặt khoảng 12 ngày.

Truy ra dấu vết tín hiệu radio lặp lại FRB 180916.J0158 65 thuộc về một dải ngân hà hình xoắn khổng lồ cách trái đất 500 triệu năm ánh sáng.

Theo phỏng đoán, nguyên nhân gây ra sóng âm tần số 16,35 ngày có thể từ một ngôi sao neutron (sao nhỏ nhất trong vũ trụ, thường là tàn tích của siêu tân tinh) và thời kỳ đầu hệ nhị phân của sao dạng OB.

Trước đó, các nhà khoa học từng bắt được tín hiệu radio FRB 121102 từ một dải ngân hà lùn có chứa các ngôi sao và các kim loại, FRB 180916 từ một trong những “cánh tay xoắn” của dải ngân hà Milky Way-esque.

Bạn có biết

2030

Là mục tiêu vẽ bản đồ toàn bộ thềm đại dương (đáy biển) của trái đất mà cộng đồng khoa học và hàng hải đề ra. Đây là mục tiêu rất tham vọng tính từ mốc 10 năm kể từ năm 2020. Dự án quốc tế GEBCO 2030 được thiết lập sẽ cần phải áp dụng các công nghệ mới chẳng hạn như hạm đội robot đi lại và đo đạc dưới biển, tàu ngầm,… cùng nhiều công nghệ tân tiến khác.

(theo BBC)


Thiên Minh
Ý kiến của bạn