Những phát hiện này, từ một nghiên cứu thí điểm với 36 bệnh nhân, cho thấy có khả năng COVID-19 có thể gây ra tổn thương vi thể cho phổi mà không được phát hiện bằng các xét nghiệm thông thường.
Khó thở là một triệu chứng ở phần lớn bệnh nhân gặp chứng COVID kéo dài. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa rõ liệu tình trạng này có liên quan đến các yếu tố khác như thay đổi kiểu thở, mệt mỏi hay nguyên nhân nào cơ bản hơn hay không.
Nghiên cứu mới nhất, tuyển 400 người tham gia, đã sử dụng kỹ thuật chụp ảnh MRI chuyên biệt, trong đó bệnh nhân hít khí xenon khi nằm trong máy quét. Khí có thể được theo dõi khi nó di chuyển từ phổi vào máu, cho biết phổi đang hoạt động như thế nào. Điều này trái ngược với chụp CT, chỉ cho thấy cấu trúc của phổi.
Thí điểm đã so sánh ba nhóm:
- Bệnh nhân được chẩn đoán mắc chứng COVID kéo dài có chụp CT bình thường,
- Những người đã nhập viện khi bị COVID-19 hơn ba tháng trước đó và không trải qua chứng COVID-19,
- Nhóm đối chứng khỏe mạnh.
Kết quả của nghiên cứu ban đầu cho thấy có "sự truyền khí bị suy giảm đáng kể" từ phổi đến máu ở những bệnh nhân bị chứng COVID kéo dài, ngay cả khi các xét nghiệm khác bình thường. Những bất thường tương tự cũng được phát hiện ở những bệnh nhân COVID-19 đã nhập viện vì trở bệnh nặng hơn.
Giáo sư Fergus Gleeson, bác sĩ Xquang tại bệnh viện đại học Oxford (Anh) - điều tra viên chính của nghiên cứu - cho biết: "Những bệnh nhân này chưa bao giờ nhập viện và không bị bệnh nặng cấp tính khi họ bị nhiễm trùng COVID-19".
Tiến sĩ Emily Fraser, chuyên gia tư vấn tại các bệnh viện đại học Oxford (Anh) và là đồng tác giả của nghiên cứu trên nói rằng, những phát hiện trên là bằng chứng đầu tiên cho thấy tình trạng sức khỏe của phổi có thể bị suy giảm do COVID-19.
Theo Tiến sĩ Fraser, những phát hiện trên không làm suy yếu mức độ liên quan của các chương trình phục hồi chức năng, chẳng hạn như luyện thở lại cho những người bị rối loạn nhịp thở. "Các chiến lược phục hồi chức năng thực sự hữu ích. Mọi người không nên nghĩ rằng: Tôi đã bị tổn thương phổi và vì vậy chẳng ích gì" – Tiến sĩ Fraser cho biết.
Tiến sĩ Fraser khẳng định cần phải thêm những nghiên cứu làm rõ ý nghĩa lâm sàng của phát hiện trên, bao gồm cả cách các bất thường liên quan đến chứng khó thở.
Tiến sĩ Louise Sigfrid, một chuyên gia sức khỏe cộng đồng tại Đại học Oxford, người không tham gia vào nghiên cứu cho biết, phát hiện trên nhấn mạnh sự cần thiết của việc chấn đoán toàn diện những người có các triệu chứng COVID liên tục.
"Những phát hiện ban đầu này thực sự thú vị và phù hợp với các dữ liệu mới nổi khác về sự thiếu hụt máu phổi sau nhiễm trùng SARS-CoV-2 ở người lớn cũng như thanh thiếu niên" – Tiến sĩ Sigfrid nhận xét.
Claire Steves - một giảng viên cao cấp về lâm sàng tại King's College London (Anh), người không tham gia nghiên cứu trên nhận định rằng, phát hiện trên sẽ thu hút sự quan tâm đáng kể đối với những ai sống chung với chứng khó thở lâu dài sau COVID-19.
"Phát hiện trên cho thấy rằng hiệu quả của phổi trong việc thực hiện những gì nó phải làm - trao đổi carbon dioxide và oxy - có thể bị tổn hại, ngay cả khi cấu trúc của phổi vẫn bình thường" – bà Steves cho biết.
"Tuy nhiên, chúng tôi thực sự cần phải chờ nghiên cứu hoàn thành để biết liệu những phát hiện ban đầu này có mạnh mẽ hay không, và nếu có, chúng giải thích được bao nhiêu, và các phân nhánh là gì về các phương pháp điều trị tiềm năng" – bà Steves nói.
Xem thêm video đang được quan tâm:
Để mọi người dân đều có Tết: Hà Nội tặng quà Tết tận nhà cho F0 đang cách ly