Tìm ra kháng thể ngăn ngừa được mọi biến thể coronavirus?

02-12-2021 19:32 | Quốc tế
google news

SKĐS - Ngày 2/12, các nhà khoa học Trung Quốc thông báo rằng đã phân lập được một loại kháng thể có thể ngăn ngừa được tất cả các biến thể của virus SARS-CoV-2 gây đại dịch COVID-19.

Tìm ra kháng thể ngăn ngừa được mọi biến thể coronavirus? - Ảnh 1.

Kháng thể đơn dòng 35B5 - có thể "vô hiệu hóa" virus SARS-CoV-2

Theo các nhà khoa học thuộc Đại học quốc gia Tôn Trung Sơn ở Quảng Châu và Đại học Chiết Giang ở Hàng Châu, những nghiên cứu được thực hiện cả ở trong ống nghiệm và trên chuột thí nghiệm đều cho thấy kháng thể này - kháng thể đơn dòng 35B5 - có thể "vô hiệu hóa" virus SARS-CoV-2 (thể gốc chưa đột biến) cũng như các biến thể đáng quan ngại khác của virus này. 

Theo nghiên cứu, kháng thể 35B5 nhắm mục tiêu vào một vị trí duy nhất không thay đổi của virus, vốn không bị ảnh hưởng trong quá trình đột biến của các biến thể, do đó đã cho thấy hiệu quả ngăn ngừa trước nhiều chủng virus, trong đó có cả Omicron - biến thể đang gây quan ngại lớn hiện nay.

Theo các nhà khoa học Trung Quốc, phát hiện này có thể góp phần giúp phát triển vaccine ngừa COVID-19 và được cho là có ý nghĩa lớn trong bối cảnh lo ngại ngày càng xuất hiện nhiều biến thể coronavirus phức tạp.

Trong một diễn biến liên quan, ngày 2/12, Trưởng nhóm kỹ thuật thuộc Chương trình Y tế khẩn cấp của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) - bà Maria Van Kerkhove - nhấn mạnh sự cần thiết của việc đẩy mạnh tiêm vaccine ngừa COVID-19, ngay cả khi thông tin về biến thể mới của virus SARS-CoV-2 Omicron hiện chưa rõ ràng.

Trước đó, ngày 29/11, WHO cảnh báo rủi ro từ biến thể Omicron là "rất lớn", do các nghiên cứu sơ bộ cho thấy biến thể này có số lượng đột biến cao bất thường. Theo WHO, trong lúc chờ đợi các nhà khoa học nghiên cứu sâu hơn biến thể mới, các nước nên đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng. Đến nay, biến thể Omicron đã lan ra hơn 20 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới như Botswana, Mỹ, Israel và các nước châu Âu...

Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Australia về hội chứng "COVID kéo dài" (Long COVID), gần 3/4 số người tham gia nghiên cứu vẫn phải chịu các triệu chứng suy nhược trong hàng tháng trời sau khi khỏi bệnh. Các nhà nghiên cứu đã theo dõi  59 người đã khỏi bệnh COVID-19- những người nhiễm virus SARS-CoV-2 phiên bản gốc và biến thể Alpha trong làn sóng dịch COVID-19 đầu tiên ở Australia.

Kết quả cho thấy 73% số người tham gia nghiên cứu vẫn có các triệu chứng kéo dài trong 4 tháng rưỡi sau khi khỏi bệnh; 42% vẫn có các triệu chứng này trong 5 tháng 6 ngày. Phần lớn người tham gia nghiên cứu cho biết các triệu chứng này bao gồm mệt mỏi, đau cơ và xương, yếu chân tay, mất cảm giác thèm ăn và khó thở. 

Sức khỏe tâm thần cũng là một vấn đề quan trọng, các bệnh nhân trải qua giai đoạn suy nhược cùng với lo lắng và trầm cảm. 

Người đứng đầu nghiên cứu, TS Stuart Tan  cho biết, chất lượng cuộc sống của nhiều bệnh nhân đã sụt giảm mạnh sau khi khỏi bệnh. Theo ông, các triệu chứng của "Long COVID" có sự thay đổi lớn và có xu hướng lây lan đa hệ. Trong một số trường hợp, các triệu chứng này mất hàng tháng trời mới bộc lộ rõ. 

"Một số vấn đề sức khỏe và triệu chứng ban đầu chưa rõ ràng. Chúng tôi có gặp các trường hợp bệnh nhân gặp biến chứng tim mạch sau khi đã khỏi bệnh hàng tháng trời. Chúng tôi cũng phát hiện một số triệu chứng như táo bón, đãng trí, mất vị giác trở nên rõ ràng trong một thời gian dài sau khi bệnh nhân khỏi bệnh" – TS Tan cho biết. 

6 biện pháp chuyên môn y tế để đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19, cụ thể:6 biện pháp chuyên môn.


Hà Anh tổng hợp
Ý kiến của bạn