Hà Nội

Tìm ra cách có thể ngăn ngừa mất thính lực do kháng sinh

04-04-2023 14:09 | Thông tin dược học
google news

SKĐS - Lạm dụng kháng sinh hoặc tiếp xúc lâu dài với kháng sinh có thể dẫn đến các tác dụng phụ nghiêm trọng, bao gồm nhiễm độc tai hoặc mất thính lực...

Aminoglycoside là một kháng sinh diệt khuẩn, hữu ích khi dùng để chống lại vi khuẩn gram âm hiếu khí; thường được sử dụng điều trị các nhiễm khuẩn nặng vùng bụng và đường tiết niệu, điều trị vãng khuẩn huyết (là tình trạng có vi khuẩn trong máu tuần hoàn và được xác định bằng cấy máu dương tính) và viêm nội tâm mạc. Thuốc cũng còn được sử dụng để dự phòng nhiễm khuẩn, và đặc biệt dự phòng viêm nội tâm mạc.

photo-1680515373278

Aminoglycoside, một loại kháng sinh thường được sử dụng có thể gây giảm thính lực, thậm chí mất thính lực vĩnh viễn ở mốt số bệnh nhân.

Các tế bào lông nhỏ xíu nằm trong một bộ phận của ốc tai có tên là cơ quan Corti. Khi các tế bào lông này chết đi thì hiện tượng mất khả năng nghe xảy đến.

Các nhà khoa học Đại học Y khoa Indiana đã xác định được một con đường quan trọng liên quan đến cái chết của tế bào lông và mất thính lực vĩnh viễn liên quan đến kháng sinh aminoglycoside. Từ đó có thể đưa ra giải pháp tiềm năng giúp ngăn ngừa tình trạng mất thính giác do thuốc gây ra.

Những phát hiện này được đăng trên tạp chí Developmental Cell.

Do chi phí thấp, aminoglycoside thường được sử dụng ở các nước đang phát triển như một phương pháp điều trị đầu tay cho các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn đe dọa tính mạng. Tuy nhiên, nhiều người dùng đã báo cáo họ bị giảm thính lực, thậm chí mất thính lực vĩnh viễn. Cho đến nay, các cơ chế cơ bản gây ra tình trạng mất thính lực vẫn chưa được biết rõ ràng.

Các nhà khoa học đã điều tra các cơ chế phân tử làm mất thính giác, sử dụng sàng lọc sinh hóa, để xác định các protein được tìm thấy trong tế bào lông. Theo đó, các nhà khoa học phát hiện aminoglycoside liên kết với một loại protein trong tế bào lông có tên là RIPOR2, đóng vai trò chính trong nhận thức thính giác và chính RIPOR2 chịu trách nhiệm về cái chết của tế bào lông do aminoglycoside gây ra.

Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cũng đã phát triển một mô hình phòng thí nghiệm có thính giác bình thường nhưng giảm đáng kể biểu hiện RIPOR2. Khi được điều trị bằng aminoglycoside, đã không xảy ra hiện tượng chết tế bào lông hoặc mất thính lực đáng kể.

Các nhà khoa học cho rằng, RIPOR2 điều chỉnh con đường autophagy (tự thực bào - là một quá trình mà trong đó tế bào “ăn” các thành phần của chính nó) trong các tế bào lông, có liên quan đến chứng mất thính lực do aminoglycoside gây ra và tin rằng, các protein mà họ đã xác định có thể được sử dụng làm mục tiêu thuốc tiềm năng để ngăn ngừa mất thính lực do aminoglycoside.

Nhiễm độc tai được cho là một trong những nguyên nhân chính gây mất thính giác ở người.

Có thể làm chậm lại những thay đổi não do mất thính lựcCó thể làm chậm lại những thay đổi não do mất thính lực

SKĐS - Khi bạn bắt đầu mất đi một số thính giác, bạn không chỉ mất âm thanh: bộ não của bạn đang thay đổi, không thể điều trị trở về như lúc chưa bị mất thính lực.

Mời độc giả xem thêm video:

Những cách tự nhiên giúp trẻ giảm ho, sổ mũi hạn chế dùng thuốc



Bích Ngọc
(Theo THS)
Ý kiến của bạn