Trợ lí Ngoại trưởng Mỹ về vấn đề Cận Đông Anne Patterson sẽ đại diện cho Mỹ tham gia cuộc đối thoại tại Geneva.Trước đó, chiều 19/02 đã diễn ra cuộc họp quan trọng đầu tiên của các nhóm đối lập tại Syria tại Arab Xê-út. Cuộc họp ba này sẽ thảo luận việc xúc tiến chuyển giao chính trị ở Syria và cố gắng đưa ra một lệnh ngừng bắn cho Syria. Đại sứ Liên hợp quốc tại Syria De Mistura cho biết cuộc họp trên nhằm chuẩn bị cho những hội nghị tiếp theo về Syria, trước mắt là hội nghị quốc tế tổ chức ở New Yook sẽ diễn ra ngày 18/12/2015.
Cuộc đối thoại tại Geneva hôm nay cũng là bước đi mới nhất sau cuộc họp tại Vienna ( Áo) cuối tháng 10 vừa qua. Đây là lần đầu tiên các đại diện của một loạt nhóm chính trị và quân sự đối lập chống chính quyền của Tổng thống Assad nhóm họp kể từ khi xung đột bùng phát ở Syria năm 2011. Trong ngày hôm nay (11/12), cuộc họp ở Riad sẽ xác định nhóm đối lập nào đại diện cho phe đối lập ngồi vào bàn đàm phán và nhóm nào sẽ bị coi là khủng bố tại Syria. Theo đó, những nhóm đối lập hợp pháp sẽ được mời tham gia lệnh ngừng bắn.
Cũng đã có nhiều tín hiệu cho thấy lập trường các bên có thể thay đổi vào giờ chót. Hôm 5/12, Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius khẳng định ông không còn tin rằng Tổng thống Syria Bashar al-Assad cần phải ra đi trước bất cứ quá trình chuyển tiếp chính trị nào tại quốc gia Trung Đông này."Cuộc chiến chống Nhà nước Hồi giáo - IS là rất quan trọng, và nó chỉ hoàn toàn hiệu quả nếu tất cả các lực lượng Syria và khu vực đoàn kết lại. Một nước Syria đoàn kết tức là sẽ có chuyển tiếp chính trị. Điều đó không có nghĩa là ông Bashar al-Assad phải ra đi trước quá trình chuyển tiếp”ông Fabius nhấn mạnh như vậy khi trả lời tờ trả lời tờ "Le Progres". Đây cũng là tuyên bố trên đánh dấu sự thay đổi của Pháp trong lập trường đối với Tổng thống Syria.
Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius cho biết Pháp có thể không yêu cầu ông Al Assad phải ra đi.
Hiện, các quốc gia đang dồn mọi nỗ lực trong cuộc chiến chống IS tại Syria. Quốc hội Đức vừa thông qua kế hoạch triển khai binh sĩ và phương tiện của nước này tham gia cùng lực lượng liên quân chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng ở Syria. Trước đó, Quốc hội Anh cũng đã thông qua luật cho phép không quân Anh chống IS tại Syria. Phát biểu trong cuộc điều trần trước Ủy ban Quân lực Hạ viện Mỹ đầu tuần này, Bộ trưởng Quốc phòng Carter nhấn mạnh: “Tôi có lý do thuyết phục để tin rằng Tổng thống Barack Obama sẽ cho phép chúng tôi hành động mạnh mẽ hơn nữa khi có thêm cơ hội”. Ông Carter đưa ra tuyên bố trên sau khi Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain lên tiếng kêu gọi Washington tăng gần gấp 3 quân số nước này tại Iraq, lên 10.000 quân, và điều 10.000 quân tới Syria để tham gia lực lượng bộ binh quốc tế chống IS.
Trong một diễn biến mới nhất, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu vừa cho biết lần đầu tiên Nga đã tấn công các mục tiêu IS bằng các tên lửa được phóng từ tàu ngầm neo đậu ở Địa Trung Hải. Cụ thể, tên lửa Calibre đã được phóng đi từ tàu ngầm Rostov-on-Don nhằm vào hai cứ điểm khủng bố quy mô lớn nằm trong địa phận tỉnh Raqqa, thành trì tại Syria của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS).
Giới phân tích cho rằng mặc dù có những tín hiệu khả quan trong cuộc chiến chống IS, thế nhưng các nỗ lực giải quyết cuộc khủng hoảng Syria có thể sẽ không thành công nếu như phe đối lập Syria không thống nhất được lập trường trong cuộc họp ngày hôm nay. Bởi nếu các phe nhóm đối lập không thể tìm ra một tiếng nói chung tại Riad thì các bên không thể thực thi kế hoạch khởi động đàm phán hòa bình giữa chính phủ và phe đối lập bắt đầu từ 1/1/ 2016. Ngoài ra nhiều khả năng đối thoại Geneva khó có thể thành công nếu như phe đối lập kiên quyết bảo lưu lập trường Tổng thống Assad phải ra đi.