Tìm kháng nguyên SARS-CoV-2, những điều cần biết

31-08-2021 10:01 | Y học 360
google news

SKĐS - Hiện nay, Bộ Y tế công nhận xét nghiệm RT-PCR và test nhanh kháng nguyên virus SARS-CoV-2 là 2 phương pháp thực hiện để chẩn đoán COVID-19. Trong bài viết này, TS.BS.Lê Thanh Hải - Giám đốc Bệnh viện Phổi Huế chia sẻ cùng bạn đọc về 2 phương pháp trên.

Tự test nhanh COVID-19 tại nhà như thế nào?Tự test nhanh COVID-19 tại nhà như thế nào?

SKĐS - Quy trình thực hiện tự test nhanh COVID-19 tại nhà theo hướng dẫn từ Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC).

Xét nghiệm kháng nguyên SARS-CoV-2 có tác dụng gì?

Theo TS.BS. Lê Thanh Hải, trong khi xét nghiệm RT-PCR được coi là "tiêu chuẩn vàng" và là phương pháp tối ưu nhất để chẩn đoán COVID-19, thì test nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2 cũng có vai trò hết sức quan trọng trong công tác tầm soát sàng lọc. Có thể so sánh hai loại xét nghiệm như sau:

Test nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2

Tìm kháng nguyên SARS-CoV-2 - những điều cần biết - Ảnh 2.

Test nhanh kháng nguyên virus SARS-CoV-2 cho kết quả trong 15-30 phút.

- Phát hiện ca nhiễm SARS-CoV-2 trong tầm soát.

- Độ nhạy phát hiện ca bệnh kém hơn RT-PCR, không sử dụng khẳng định chẩn đoán. Tỷ lệ cho kết quả "âm tính giả" cao.

- Kết quả âm tính không được sử dụng làm tiêu chí kết thúc cách ly.

Xét nghiệm RT-PCR

- Giúp khẳng định chẩn đoán COVID-19.

- Độ nhạy và độ đặc hiệu cao lên đến 95%.

- Kết quả âm tính được sử dụng làm tiêu chí kết thúc cách ly.

Tìm kháng nguyên SARS-CoV-2 - những điều cần biết - Ảnh 3.

Xét nghiệm RT-PCR giúp chẩn đoán COVID-19.

Khi nào cần sử dụng?

Cũng theo TS.Hải, các xét nghiệm cần được sử dụng trong từng trường hợp cụ thể.

Test nhanh kháng nguyên, sử dụng với các trường hợp:

- Tiếp xúc gần (F1) với ca nhiễm COVID-19 nhưng chưa được xét nghiệm RT-PCR trong thời gian ngắn. Với người F2, F3, tự cách ly tại nhà, người dân sống trong vùng dịch đã được cách ly.

- Sử dụng để tầm soát người đến khám chữa bệnh tại các bệnh viện; người từ vùng dịch về,; người thường xuyên di chuyển giữa các tỉnh, người lao động trong môi trường đông đúc, kín gió...

Test nhanh phù hợp sử dụng để khoanh vùng, sàng lọc ca nghi nhiễm trên diện rộng.

Xét nghiệm RT-PCR được sử dụng trong các trường hợp: 

- Người nghi nhiễm SARS-CoV-2; người tiếp xúc gần với bệnh nhân COVID-19.

- Những người nhập cảnh từ các nước có dịch, theo dõi kết quả PCR bệnh nhân COVID-19 trong quá trình điều trị…

Ưu - nhược điểm của 2 phương pháp xét nghiệm là gì?

TS. Hải cho hay: Test nhanh kháng nguyên có thể dễ dàng thực hiện, có thể làm ngay ở các điểm lấy mẫu cộng đồng, nhiều người thực hiện được phương pháp này. Lấy mẫu ngoáy dịch tỵ hầu, dịch họng, nước bọt hoặc các loại mẫu bệnh phẩm theo đề nghị của nhà sản xuất. Kết quả nhanh chỉ sau 15-30 phút và chi phí rẻ hơn xét nghiệm PCR.

Nếu kết quả là dương tính, người xét nghiệm nghi nhiễm virus SARS-CoV-2 tại thời điểm lấy mẫu. Tuy nhiên, vẫn có khả năng kết quả xét nghiệm là dương tính giả.

Nếu kết quả âm tính: người xét nghiệm không nhiễm virus SARS-CoV-2 tại thời điểm lấy mẫu. Tuy nhiên, vẫn có một tỷ lệ âm tính là không chính xác. Tùy trường hợp, cần thực hiện cách ly ngay và lấy mẫu làm PCR để khẳng định.

Với xét nghiệm RT-PCR thì yêu cầu thiết bị, cơ sở xét nghiệm cao và cán bộ được đào tạo bài bản. Cán bộ xét nghiệm sẽ lấy dịch mũi họng, tỵ hầu hoặc dịch phế quản để làm xét nghiệm và sau 4-6 giờ có kết quả.

Nếu kết quả dương tính, thì người xét nghiệm được xác định đang nhiễm virus SARS-CoV-2 và có khả năng lây truyền virus cho người khác.

Nếu là âm tính, người xét nghiệm được xác định không nhiễm virus SARS-CoV-2 tại thời điểm lấy mẫu xét nghiệm.

Tại sao có trường hợp test nhanh tìm kháng nguyên SARS-CoV-2 dương tính giả?

Trên thưc tế có trường hợp test nhanh tìm kháng nguyên SARS-CoV-2 dương tính, nhưng PCR lại là âm tính, thì theo TS.Hải, cần rà soát các khía cạnh sau để tìm ra nguyên nhân dẫn đến sự sai lệch giữa 2 kết quả xét nghiệm:

- Chất lượng loại test: Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại test nhanh tìm kháng nguyên SARS-CoV-2 được mua bán không rõ nguồn gốc, chưa được Bộ Y tế thẩm định và công nhận chất lượng.

- Bảo quản test: Nếu test đạt chất lượng, cần tìm hiểu vấn đề về hạn dùng, bảo quản vận chuyển, chất lượng hiện tại của các test nhanh tìm kháng nguyên SARS-CoV-2 khi đưa vào sử dụng có còn đảm bảo không?

- Kỹ thuật: Quy trình, thao tác của người lấy mẫu hầu họng có đúng kỹ thuật không? Vận chuyển mẫu xét nghiệm có đúng quy định không? Kết quả test nhanh phụ thuộc vào độ ẩm và nhiệt độ nơi xét nghiệm.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Cẩm nang hướng dẫn phòng tránh COVID-19 an toàn khi tham gia mua sắm



Thu Hà
Ý kiến của bạn