Tại sao trĩ nội khó phát hiện và khó điều trị hơn
Các chuyên gia trong lĩnh vực hậu môn, trực tràng vẫn nói, việc nhận biết được trĩ nội sẽ là điểm then chốt để có được những cách điều trị kịp thời cho người bệnh.
Vậy trĩ nội là gì? Bình thường ở vùng hậu môn trực tràng có 1 rãnh lược, phía trên có đám rối tĩnh mạch trĩ trong, phía dưới thì có đám rối tĩnh mạch trĩ ngoài, vì nguyên do nào đó khiến các đám rối tĩnh mạch giãn ra, độ giãn các búi tĩnh mạch mỗi ngày nhiều lên sẽ sa ra, khi đó người ta gọi là bệnh trĩ.
Và khi búi tĩnh mạch nằm phía trên đường lược sa xuống, người ta gọi là trĩ nội. Sở dĩ trĩ nội khó phát hiện hơn là do các búi trĩ nội là niêm mạc của ống hậu môn và thường không có thần kinh cảm giác. Khi khó phát hiện, người bệnh dễ nhầm lẫn bị bệnh trĩ nội với một số bệnh lý khác ở ống tiêu hóa nên sẽ có cách điều trị không phù hợp.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra và các biểu hiện của trĩ nội mà người bị bệnh có thể biết và phân biệt với bệnh trĩ khác. Trĩ nội sinh ra là do tắc nghẽn mạch máu khiến mạch máu căng phồng lên, rất dễ chảy máu.
Nhưng cũng có khi trĩ nội sinh ra là do u tĩnh mạch, khi đám rối tĩnh mạch trong cơ thể người bệnh căng phồng làm bên trong búi trĩ xuất hiện cục máu đông. Ngoài ra, trĩ nội xuất hiện còn là do táo bón hoặc những người có quan hệ tình dục bằng đường hậu môn khiến cho các tổ chức tế bào trĩ nội tăng lên, niêm mạc chuyển thành dạng xơ cứng lại, có màu trắng, thò ra ngoài nhưng lại không gây chảy máu. Chính vì sự phức tạp của trĩ nội, nên thường khó điều trị hơn.
Điều trị trĩ nội thế nào cho đúng và hiệu quả
Cũng như trĩ ngoại, trĩ nội có thể chia làm 4 cấp độ. Trĩ nội độ 1 được coi là cấp độ nhẹ nhất, búi tĩnh mạch mới bắt đầu giãn ra, chỉ có thể thấy được những gờ ở vùng hậu môn phồng lên bằng việc thăm khám. Còn trĩ nội cấp độ 2, búi tĩnh mạch giãn nhiều hơn và phồng lên nhưng cũng chưa sa hẳn ra ngoài mà chỉ sa xuống khỏi ranh giới đường lược, nhưng vẫn nằm trong ống hậu môn, chưa thò hẳn ra ngoài. Với trĩ nội độ 3, đám búi tĩnh mạch trĩ sẽ sa ra ngoài mỗi lần đi đại tiện, đám tĩnh mạch này sẽ co lên khi người bệnh dùng tay để đẩy vào. Và trĩ nội ở cấp độ 4 – độ nặng nhất là đám rối tĩnh mạch sổ hẳn ra ngoài và người bệnh có dùng tay đẩy thì cũng không co lên được.
Khi đã xác định được trĩ nội và cấp độ của bệnh thì thông thường cách điều trị sẽ là điều trị nội khoa đối với cấp độ 1,2 và chớm độ 3. Còn đối với độ 3 nặng và độ 4 thì không thể điều trị nội khoa được, nên buộc phải điều trị bằng cách phẫu thuật.
Việc điều trị bệnh trĩ nội theo phương pháp nội khoa cũng có rất nhiều các loại thuốc, nhưng để an toàn và hiệu quả, người bệnh nên sử dụng các loại thảo dược quen thuộc đã được nghiên cứu và chứng minh hiệu quả trong điều trị bệnh trĩ nói chung và trĩ nội.
Điển hình của trĩ nội chính là giãn búi tĩnh mạch, thành mạch kém và ứ huyết, chính vì thế những vị thảo dược với công dụng hoạt huyết, tăng độ bền vững thành mạch sẽ có công dụng điều trị rất tốt. Ngoài ra, để tránh tái phát và có công dụng phòng ngừa trĩ rất hiệu quả thì cần các thảo dược có tác dụng như kháng sinh tự nhiên chống viêm, cầm máu.
Những loại thảo dược có công dụng phải kể đến Diếp cá, Ruitin chiết suất từ hoa hòe, và tinh chất nghệ Curcumin. Trong đó Diếp cá có tác dụng đáng kể là chống táo bón do có tính mát giúp nhuận tràng, còn Rutin đã được chứng minh có công dụng giúp thành mạch bền vững hỗ trợ sự co hồi các búi tĩnh mạch rất tốt; và tinh chất nghệ curculmin giúp nhanh liền sẹo và kháng viêm.
Ngay cả đối với những người bị trĩ cấp độ nặng là độ 3 và độ 4, buộc phải phẫu thuật, hoàn toàn có thể sử dụng những vị thảo dược này để giúp mau lành tổn thương sau phẫu thuật và phòng ngừa tái phát trĩ nội hiệu quả.
Độc giả có thể gửi câu hỏi liên quan đến Bệnh trĩ, táo bón về hòm thư điện tử: suckhoe@benhtri.net.vn để được PGS.Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Nhâm tư vấn, giải đáp hoặc liên hệ tới số điện thoại: (04) 39 959 969 – 1900 1259 để được các chuyên gia tư vấn miễn phí.
Truy câp chuyên trang "http://bacsitri.com" để tìm hiểu thêm về bệnh Trĩ, Táo bón.