Tìm giải pháp hỗ trợ cô đỡ thôn bản

08-12-2022 09:51 | Sức khỏe sinh sản
google news

SKĐS - Đội ngũ cô đỡ thôn bản có nhiều đóng góp tích cực trong chăm sóc sức khỏe sinh sản bà mẹ mang thai, trẻ sơ sinh. Đội ngũ này rất cần được quan tâm bằng các chính sách hỗ trợ đặc thù.

Đội ngũ cô đỡ thôn bản góp phần giảm tử vong mẹ và con vùng dân tộc thiểu sốĐội ngũ cô đỡ thôn bản góp phần giảm tử vong mẹ và con vùng dân tộc thiểu số

SKĐS - Nhờ có đội ngũ cô đỡ thôn bản, hàng chục nghìn bà mẹ đã có thai kỳ an toàn, trẻ sơ sinh được chăm sóc đúng cách, giúp giảm thiểu tình trạng tử vong mẹ và con vùng dân tộc thiểu số và miền núi,

Băn khoăn với quy định xóa bỏ trợ cấp của cô đỡ thôn bản

Theo báo cáo của Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em (Bộ Y tế): Kết quả nghiên cứu ghi nhận hoạt động của các cô đỡ thôn bản và dịch vụ do họ cung cấp được cộng đồng chấp nhận, đánh giá cao do sự thuận tiện, gần gũi, đáp ứng đúng yếu tố văn hóa của đồng bào, đặc biệt là dịch vụ có chất lượng cao. Công việc của cô đỡ thôn bản tại địa phương có tác động lớn đối với cộng đồng, góp phần tăng cường nhận thức, thay đổi hành vi chăm sóc sức khỏe sinh sản của người dân, giảm tai biến sản khoa, tử vong mẹ, tử vong trẻ sơ sinh tại cộng đồng.

Đặc biệt đến nay, Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em chưa nhận được báo cáo về tai biến trầm trọng đối với những ca đẻ có sự hỗ trợ của cô đỡ thôn bản. Sự chấp nhận của cộng đồng đối với cô đỡ thôn bản đã khẳng định nhu cầu thật sự đối với loại hình nhân viên y tế này.

Ở những thôn bản có cô đỡ, kiến thức và thực hành của phụ nữ dân tộc đã tăng lên rõ rệt. Tỷ lệ phụ nữ biết cách chăm sóc thai nghén, phát hiện các dấu hiệu nguy hiểm trong thời gian mang thai, sau sinh đã được cải thiện; tỷ lệ chấp nhận khám thai, đến đẻ tại cơ sở y tế hoặc đẻ tại nhà có sự hỗ trợ của cô đỡ thôn bản tăng lên. Phụ nữ có thai đã chủ động chăm sóc sức khỏe bản thân, đi khám thai, tiêm phòng uốn án, uống viên sắt… tại các cơ sở y tế.

Tìm giải pháp hỗ trợ cô đỡ thôn bản - Ảnh 2.

Công việc của cô đỡ thôn bản tại địa phương có tác động lớn đối với cộng đồng, góp phần tăng cường nhận thức, thay đổi hành vi chăm sóc sức khỏe sinh sản của người dân.

Đồng thời, các chỉ số cơ bản như tỷ lệ phụ nữ có thai được quản lý, tỷ lệ khám thai và khám thai đủ 3 lần, tư vấn cho phụ nữ có thai, tỷ lệ đẻ tại cơ sở y tế/đẻ tại nhà có sự hỗ tợ của cô đỡ, tỷ lệ bà mẹ và trẻ sơ sinh được chăm sóc sau sinh… tại các thôn bản đều cao hơn rất nhiều so với trước khi có cô đỡ. Bên cạnh đó, nhờ được phát hiện sớm để chuyển tuyến kịp thời, hàng nghìn ca chết mẹ và trẻ sơ sinh do tai biến thai nghén và chuyển dạ có nguy cơ cao đã được phòng tránh tại các thôn bản xa xôi, hẻo lánh ở vùng dân tộc, vùng núi cao.

Xác định vị trí, tầm quan trọng của đội ngũ nhân viên y tế thôn, bản, từ năm 2009, Bộ Y tế đã làm đầu mối phối hợp với các Bộ, ngành liên quan trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 75/2009/QĐ-TTg ngày 11/5/2009 về việc quy định chế độ phụ cấp đối với nhân viên y tế thôn bản. Theo đó, "Mỗi thôn, bản được bố trí từ 1 đến 2 nhân viên y tế, căn cứ vào quy mô dân số và địa bàn hoạt động. Trong thời gian công tác, nhân viên y tế thôn, bản được hưởng phụ cấp hàng tháng; mức phụ cấp bằng 0,5 và 0,3 so với mức lương tối thiểu chung".

Đồng thời Bộ Y tế đã ban hành theo thẩm quyền Thông tư số 07/2013/TT-BYT ngày 08/3/2013 quy định tiêu chuẩn, chức năng, nhiệm vụ của nhân viên y tế thôn, bản. Đây là những văn quản quy phạm pháp luật quan trọng, làm cơ sở cho các địa phương áp dụng thực hiện.

Từ Thông tư trên, nhiều năm qua, các địa phương vùng đồng bào DTTS và miền núi đã phát huy cao vai trò, trách nhiệm của các cô đỡ thôn bản trong công tác chăm sức sức khỏe bà mẹ, trẻ em. Tuy nhiên, ngày 24/4/2019, Chính phủ ban hành Nghị định số 34/2019/NĐ-CP, trong đó có quy định "Người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố có không quá 3 người, được hưởng phụ cấp hàng tháng từ ngân sách nhà nước và chỉ áp dụng đối với 3 chức danh gồm Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng tổ dân phố, Trưởng Ban công tác mặt trận. Người tham gia công việc ở thôn, tổ dân phố ngoài 3 chức danh nêu trên không hưởng phụ cấp hàng tháng mà được hưởng bồi dưỡng khi trực tiếp tham gia vào công việc của thôn, tổ dân phố từ đoàn phí, hội phí, khoán cho các đoàn thể và từ các nguồn quỹ khác (nếu có).

Từ Thông tư này, hầu hết cô đỡ thôn bản ở các địa phương vùng đồng bào DTTS và miền núi đã bị cắt mất khoản phụ cấp hàng tháng do Nhà nước chi trả. Không còn được hưởng phụ cấp phụ cấp hàng tháng, các cô đỡ thôn bản gặp rất nhiều khó khăn khi thực hiện nhiệm vụ của mình. Công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh ở vùng DTTS theo đó cũng bị ảnh hưởng.

Tạo điều kiện tốt nhất để cô đỡ thôn bản làm việc

Theo TS Trần Đăng Khoa, Phó Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em (Bộ Y tế), hiện nay tỷ lệ tử vong sau sinh ở khu vực miền núi, DTTS còn cao, chiếm đến 70-80% tử vong trẻ dưới 1 tuổi, 50-60% tử vong trẻ dưới 5 tuổi trong cả nước. Tỷ lệ bà mẹ tử vong khi sinh con tại vùng DTTS và miền núi cũng cao gấp 2-3 lần so với cả nước. (Cụ thể, ở cấp quốc gia, cứ 100.000 đứa trẻ sinh ra thì có 46 ca (là bà mẹ) tử vong. Tại vùng đồng bào DTTS và miền núi, tỷ lệ này là 100 - 150 ca mẹ tử vong. Tỷ lệ tử vong mẹ ở dân tộc Mông cao gấp 7 - 8 lần so với dân tộc Kinh, Tày).

Tìm giải pháp hỗ trợ cô đỡ thôn bản - Ảnh 3.

Một khóa đào tạo cô đỡ thôn bản.

Hiện tại, Bộ Y tế đang trình Chính phủ xem xét ban hành Nghị quyết về giải pháp thực hiện chính sách đối với nhân viên y tế thôn bản, cô đỡ thôn bản với nội dung: Duy trì bảo đảm mỗi thôn, bản có từ 1 đến 2 nhân viên y tế thôn bản đã được đào tạo hoạt động phù hợp với nhu cầu, điều kiện thực tế ở địa phương; những nơi còn khó khăn về công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em cần bố trí 1 cô đỡ thôn bản để thực hiện hoạt động chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em.

Thực hiện chính sách bồi dưỡng hằng tháng đối với đội ngũ nhân viên y tế thôn bản, cô đỡ thôn bản tối thiểu bằng mức theo quy định tại Quyết định số 75/2009/QĐ-TTg ngày 11/5/2009 của Thủ tướng Chính phủ từ nguồn ngân sách địa phương và các nguồn kinh phí hợp pháp khác.

Tại nhiều địa phương vùng đồng bào DTTS và miền núi khi xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 đã đưa nội dung chính sách hỗ trợ nhân viên y tế thôn bản, cô đỡ thôn bản vào Dự án 7: Chăm sóc sức khỏe Nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người DTTS; phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em. Từ nguồn kinh phí của Chương trình này, các cô đỡ thôn bản ở vùng cao sẽ được tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện tốt nhất nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em ở vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Cô đỡ thôn bản là một loại hình nhân viên y tế phù hợp với các vùng dân tộc, miền núi, vùng sâu, vùng xa, nơi người dân khó tiếp cận với hệ thống y tế tuyến xã do những khó khăn về địa lý và các phong tục tập quán. Ưu điểm của cô đỡ thôn bản là có cùng văn hóa, phong tục tập quán nên dễ dàng tiếp cận và sử dụng ngôn ngữ của dân tộc mình để tuyên truyền, vận động, cung cấp dịch vụ làm mẹ an toàn ngay tại thôn bản...

Ông Khoa cũng cho biết, hiện Vụ Sức khỏe Bà mẹ & trẻ em đang vận động Quỹ Thiện Tâm triển khai một dự án nhằm hỗ trợ cô đỡ thôn bản thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn. Vụ cũng đang phối hợp xây dựng Nghị quyết Chính phủ về giải pháp ổn định và phát triển đội ngũ y tế thôn bản và cô đỡ thôn bản. Huy động nhân lực, vận động tài trợ và cung cấp nhiều trang thiết bị, vật tư cho các địa phương, góp phần duy trì công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em liên tục trong điều kiện dịch bệnh, thu hẹp khoảng cách giữa các vùng miền.

Từ cô đỡ thôn bản đến... thuận tự nhiênTừ cô đỡ thôn bản đến... thuận tự nhiên

SKĐS - Tây Nguyên những năm 70 và 80 của thế kỷ trước, trong các báo cáo của chính quyền các cấp thường xuyên thấy có 2 nhiệm vụ nổi lên, là tuyên truyền để nhân dân bỏ tục chôn chung và vào rừng đẻ.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Bảo Vệ Trẻ Nhỏ Trong Thời Tiết Giao Mùa Thu Đông | SKĐS


PV
Ý kiến của bạn