Vai trò tích cực của TikTok
Theo số liệu từ trang Statista, nếu như năm 2017, mạng xã hội này chỉ có khoảng 65 triệu người dùng, thì đến nay, số người sử dụng mạng xã hội TikTok đã lên tới con số hàng tỉ. Sau gần bảy năm phát triển, TikTok đã trở thành một trong những mạng xã hội được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới.
Tại Việt Nam, số lượng người sử dụng mạng xã hội TikTok cũng đang tăng lên nhanh chóng. Nội dung video ngắn gọn, dễ xem, dễ nhớ của TikTok đã trở thành công cụ hữu hiệu để lan tỏa những thông điệp tích cực đến cộng đồng.
Tiktok đã đem đến một sân chơi giải trí cho hàng triệu người dùng như cập nhật tin tức xã hội, bắt kịp xu hướng nhanh chóng... Đồng thời, mạng xã hội này đã giúp nhiều bạn trẻ không chỉ khám phá thế mạnh, phát triển bản thân mà còn đem lại một nguồn thu nhập lớn.
Mặt trái của TikTok - những vấn đề cần suy ngẫm
Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực, TikTok cũng bộc lộ nhiều mặt tiêu cực. Dạo trên TikTok, không khó để bắt gặp những trào lưu phản cảm, độc hại như: Trò đùa tình dục; khoe vũ đạo hở hang; quảng cáo phim, thuốc kích dục cho người trên 18 tuổi; TikTok với những lời thoại phân biệt vùng miền... đã làm dấy lên trong dư luận một làn sóng tranh luận sôi nổi.
Điều đáng nói, hầu hết những người tham gia thực hiện đều là đối tượng còn rất trẻ, phần lớn ở độ tuổi từ 16 đến 24. Ngoài ra, với chính sách cho phép người dùng trên 13 tuổi đăng ký tài khoản và thoải mái thể hiện bản thân trên TikTok mà không có biện pháp kiểm soát chặt chẽ, thì TikTok là một nền tảng mạng xã hội thực sự rất nguy hiểm.
Tuy nhiên, nhiều người đã bày tỏ sự tức giận và bức xúc trước những trào lưu độc hại mà các TikToker nổi tiếng chọn phát triển những nội dung nhảm nhí, thậm chí có chút lố bịch, tục tĩu gây ra nhiều phản cảm trong xã hội. Điều này có thể làm ảnh hưởng tiêu cực cho các trẻ nhỏ như bắt chước theo hay học theo lối sống buông thả, thiếu lành mạnh trong từng video phát tán trên TikTok.
Mặc dù với nhiều nỗ lực nhằm hạn chế tối đa nội dung tiêu cực, để tạo ra một môi trường mạng xã hội an toàn lành mạnh, TikTok cũng đưa ra những định hướng thông tin tới người dùng như gắn cảnh báo với nội dung nhạy cảm; tuân thủ các chính sách liên quan đến trẻ em; cần làm mờ những hình ảnh ghê rợn, bạo lực phản cảm, gợi dục; đăng tải các thông tin chính xác, đúng đắn, không phóng đại thông tin để dẫn dụ người dùng. Khi các thực trạng nêu trên của TikTok vẫn còn nhiều tồn tại, chưa triệt để… thì chắc chắn sẽ còn nhiều tai nạn thương tâm khác xảy ra khi người dùng cổ súy, bắt chước các trào lưu trên Tiktok...
Mời độc giả xem thêm video:
Khuyết tật trẻ em- nguyên nhân và cách phát hiện sớm, can thiệp sớm - SKĐS