Vậy vì sao bị tiểu khó và điều trị như thế nào? Những thông tin trong bài viết dưới đây sẽ giúp người bệnh hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Như thế nào là tiểu khó?
Tiểu khó là khi đi tiểu phải rặn mạnh, rặn lâu nước tiểu mới ra được. Điều này làm người bệnh rất phiền vì phải ở trong nhà vệ sinh lâu hơn người bình thường. Khi tiểu khó như vậy sẽ gây nên các phiền phức tiếp theo như: Tiểu không hết, nghĩa là vừa tiểu xong nhưng không có cảm giác thoải mái nhẹ nhàng, cảm giác nặng ở vùng dưới rốn (vùng hạ vị). Tiểu nhiều lần do tiểu không hết nên thường xuyên có cảm giác mắc tiểu, khoảng 15 - 30 phút phải đi một lần. Ở một số bệnh nhân tiểu gắt, tiểu đau: nhăn mặt nhíu mày khi đi tiểu.
Viêm tuyến tiền liệt là một trọng những nguyên nhân gây tiểu tiện khó.
Nguyên nhân do đâu?
Có nhiều nguyên nhân gây tiểu khó cấp tính. Mặc dù nhiễm khuẩn đường tiết niệu là nguyên nhân của đa số trường hợp tiểu khó. Tuy nhiên, dưới đây là những nguyên nhân hay gặp nhất.
Viêm niệu đạo: Viêm niệu đạo có thể do Chlamydia, Neisseria gonorrhoeae (lậu cầu), virut Herpes, Trichomonas hoặc nấm Candida. Các phụ nữ bị tiểu khó cấp tính mà cấy nước tiểu âm tính thì 20% được ghi nhận là có viêm niệu đạo do Chlamydia. Tiểu khó do cảm giác đau buốt dọc niệu đầu bãi, nước tiểu có thể có màu đục. Thường gặp ở những bệnh nhân mắc: Lậu, các bệnh nhiễm khuẩn đường tình dục, nhiễm khuẩn đường tiết niệu,...
Hẹp niệu đạo: Tiểu khó ngay từ đầu bãi đến cuối bãi, tia tiểu nhỏ dần, tiểu phải gắng sức, tiểu cảm giác không hết. Thường gặp trên những bệnh nhân có những can thiệp vào niệu đạo, chấn thương niệu đạo như: cắt bao quy đầu, đặt ống thông niệu đạo, mổ nội soi đường tiết niệu ngược dòng,...
Phì đại lành tính tuyến tiền liệt: Gặp ở bệnh nhân nam lớn tuổi, tiểu khó tăng dần theo thời gian, sự phát triển của khối nhân xơ tuyến tiền liệt. Bệnh nhân tiểu khó do hẹp lòng niệu đạo đoạn tuyến tiền liệt.
Viêm tuyến tiền liệt: Bệnh nhân nam tiểu khó kèm cảm giác đau buốt sâu ở tầng sinh môn do sự tăng đột ngột của thể tích tuyến, làm hẹp lòng niệu đạo tuyến tiền liệt tạm thời cũng như sợ gắng sức khi đi tiểu do cảm giác đau buốt, khó chịu chịu gây ra.
Ung thư tuyến tiền liệt: Biểu hiện tương tự bệnh phì đại lành tính tuyến tiền liệt, kèm theo có thể có tiểu máu, xuất tinh ra máu.
Xơ cứng cổ bàng quang: Thường gặp trên những bệnh nhân sau mổ bóc u hay mổ cắt đốt u tuyến tiền liệt nội soi. Biểu hiện tiểu khó, tiểu không hết, phải gắng sức.
Sỏi kẹt niệu đạo: Tiểu khó đột ngột, có thể không tiểu được thêm nước tiểu nữa hoặc tia nước tiểu đột ngột bị ngắt quãng, yếu, nhỏ dần. Thường gặp ở những bệnh nhân có tiền sử mắc bệnh sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang,...
Sỏi bàng quang: Bệnh nhân có cảm giác tiểu khó, tiểu ngập ngừng không hết bãi, tiểu tắc sau khi di chuyển, vận động hay thay đổi tư thế bệnh nhân lại tiểu được hết nước tiểu hoặc lại tắc đái. Các khối u xơ chèn ép niệu đạo: Tiểu khó đầu bãi mức độ vừa hay nặng phụ thuộc vào: kích thước, mức độ co kéo, độ chèn ép của khối u, xơ.
Cùng một chứng tiểu khó nhưng có khá nhiều nguyên nhân. Và điều quan trọng tiểu khó rất bất tiện gây phiền toái trong sinh hoạt nhất là nam giới thường xuyên tiếp xúc với người khác và có công việc đến nơi đông người, đi tàu xe, công việc đứng trước đám đông,... Tiểu khó còn khiến bệnh nhân lo lắng, bất an nên gây ảnh hưởng tâm lý. Đồng thời, tình trạng này cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và đời sống tình dục của cánh mày râu, tăng nguy cơ mắc bệnh vô sinh hiếm muộn. Vì vậy, khi có triệu chứng tiểu khó không nên e ngại mà cần đến các bệnh viện có chuyên khoa tiết niệu để tìm nguyên nhân.