Nó cũng khiến trẻ có nguy cơ mắc bệnh. Dưới đây là những ảnh hưởng của tiểu đường thai kỳ lên mẹ và bé:
Ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi
Nếu tiểu đường thai kỳ không được điều trị, nó có thể dẫn tới thai to, điều này có nghĩa trẻ có trọng lượng lớn hơn đáng kể so với trọng lượng trung bình của thai. Ngoài ra, nếu người mẹ có mức đường huyết khi đói cao hơn 105 mg/dl, nguy cơ tử vong của thai nhi trong 4-8 tuần cuối của thai kỳ tăng lên. Tiểu đường thai kỳ cũng ảnh hưởng tới sự phát triển não của thai nhi.
Béo phì và tiểu đường
TS Shilva cho biết trẻ có mẹ bị t iểu đường thai kỳ dễ bị béo phì và tiểu đường hơn. Một nghiên cứu được đăng trên tờ Opinion Obstetrics and Gynaecology cho biết, tăng đường huyết trong thai kỳ và tiếp theo tăng insulin huyết khiến trẻ dễ bị béo phì và kháng insulin.
Béo bụng
Phụ nữ có xu hướng tăng cân vùng bụng trong khi mang thai, nhiều người sau khi sinh có thể khắc phục tình trạng này bằng cách luyện tập. Tuy nhiên, nếu bạn bị tiểu đường thai kỳ, bạn sẽ có nguy cơ bị béo bụng sau này.
Tiểu đường týp 2
Những phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ có nguy cơ bị tiểu đường týp 2 sau này. Hơn một nửa số phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ bị tiểu đường týp 2 trong 20 năm tiếp theo.
Bệnh tim mạch
Tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng tới mức lipid huyết thanh và có thể gây cao huyết áp làm tăng nguy cơ bị các bệnh tim mạch khác.
Dễ bị tiểu đường thai kỳ trong lần mang thai sau
Nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ trong lần mang thai sau tăng nếu người mẹ bị tiểu đường thai kỳ trong lần đầu đầu tiên. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu được công bố trên Diabetes care, tỷ lệ tái phát tiểu đường thai kỳ sẽ giảm bằng cách giảm trọng lượng con khi sinh và béo phì trước khi mang thai ở mẹ.