Tiểu đường không chỉ gây nguy hiểm cho mắt!

14-04-2025 08:30 | Y tế
google news

Bà N.T.T, 74 tuổi ở Hà Nội bị tiểu đường đã hơn 20 năm, nhưng chưa một lần đi khám mắt. Cho đến khi cách đây 2 năm, thấy mắt mờ nhiều, bà mới đi khám thì được chẩn đoán: 2 mắt bị đục thủy tinh thể và biến chứng bệnh võng mạc do tiểu đường giai đoạn tiền tăng sinh…

Những biến chứng gây mù loà do tiểu đường

ThS.BS Nghiêm Thị Hồng Hạnh, Giám đốc cơ sở 55 Hàm Long - hệ thống Bệnh viện Mắt Kỹ thuật cao Hà Nội (HITEC) cho hay, bệnh viện đang theo dõi và điều trị cho bà T.

Sau khi mổ thay thủy tinh thể nhân tạo 2 mắt, 2 năm nay bà T, được các bác sĩ Bệnh viện Mắt HITEC tư vấn khám mắt định kỳ. Tuy nhiên lúc này, mắt phải của bà đã bị xuất huyết dịch kính; mắt trái phù võng mạc, tân mạch vùng hoàng điểm, kèm theo màng trước võng mạc. Thị lực của bà còn chủ yếu ở mắt trái (3/10), mắt phải chỉ còn đếm được ngón tay…

Tiểu đường không chỉ gây nguy hiểm cho mắt!- Ảnh 1.

ThS.BS Nghiêm Thị Hồng Hạnh - Giám đốc cơ sở Hàm Long hệ thống Bệnh viện Mắt HITEC khám mắt cho bệnh nhân T.

Theo các chuyên gia nhãn khoa của Bệnh viện Mắt HITEC, bệnh võng mạc tiểu đường với các tổn thương ban đầu ở vi phình mạch, xuất huyết trong võng mạc, xuất tiết cứng, phù hoàng điểm do thiếu máu... Bệnh có thể không biểu hiện triệu chứng cho đến khi tiến triển đến giai đoạn bệnh võng mạc tiền tăng sinh và tăng sinh gây các biến chứng màng trước võng mạc, xuất huyết dịch kính, bong võng mạc … kết thúc bằng mù lòa.

Không chỉ thế, bệnh còn có thể gây tổn thương đến nhiều thành phần khác của cơ quan thị giác, cụ thể:

Thủy tinh thể: Tăng glucose máu gây ra sự tích tụ sorbitol trong thủy tinh thể, làm tăng áp lực thẩm thấu và dẫn đến đục. Người bệnh nhìn mờ, nhạy cảm với ánh sáng, khó nhìn vào ban đêm nên thường phải đổi kính thường xuyên, đôi khi nhầm với tật khúc xạ

Tăng nhãn áp (Glocom tân mạch): Tiểu đường có thể gây hình thành các tân quanh mống mắt và vùng bè gây cản trở lưu thông thủy dịch dẫn đến tăng nhãn áp và tổn thương dây thần kinh thị giác. Người bệnh thấy đau nhức, mờ mắt, hoặc mất thị lực đột ngột.

Bệnh khô mắt: Tiểu đường có thể làm giảm khả năng sản xuất nước mắt hoặc tăng sự bay hơi của nước mắt, gây cảm giác cộm, xốn như có cát trong mắt, khó chịu, hoặc đỏ mắt liên tục.

Ngoài ra, theo các chuyên gia, tiểu đường còn có nguy cơ gây viêm màng bồ đào, tổn thương dây thần kinh thị giác… Việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ giúp ngăn ngừa các nguy cơ giảm nguy cơ mất thị lực.

Tiểu đường không chỉ gây nguy hiểm cho mắt!- Ảnh 2.

Hình ảnh chụp cắt lớp võng mạc mắt trái của bà T., có tổn thương

Tiểu đường không chỉ gây nguy hiểm cho mắt

Tiểu đường là một bệnh rối loạn chuyển hóa carbohydrate gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiều hệ cơ quan khác trong cơ thể như: tim mạch, thần kinh, thận và mắt.

1. Với bệnh tim mạch: Tiểu đường làm tăng nguy cơ mắc bệnh động mạch vành và đột quỵ. Người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch cao hơn 2-3 lần do tình trạng đường huyết cao kéo dài gây tổn thương mạch máu, dẫn đến xơ vữa động mạch.

2. Với bệnh thần kinh: Bệnh thần kinh đái tháo đường ảnh hưởng đến khoảng 50% bệnh nhân tiểu đường. Triệu chứng phổ biến bao gồm tê, đau, và giảm cảm giác ở bàn chân và tay, có thể dẫn đến loét, nhiễm trùng bàn chân và phải cắt cụt chi nếu không được điều trị kịp thời.

3. Với thận: tiểu đường là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh thận mạn tính, dẫn đến suy thận giai đoạn do các vi mạch cầu thận bị tổn thương khi đường huyết cao kéo dài. Bệnh thường không có triệu chứng rõ rệt cho đến khi tình trạng bệnh đã ở giai đoạn muộn.

Các biến chứng của tiểu đường có thể xuất hiện khi nào?

Thời gian xuất hiện các biến chứng của bệnh tiểu đường có thể khác nhau, tùy thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm mức độ kiểm soát đường huyết, thời gian mắc bệnh, và các yếu tố nguy cơ khác.

Sớm nhất thường là những dấu hiệu về thần kinh có thể xuất hiện ngay trong vòng vài năm sau khi chẩn đoán tiểu đường.

Bệnh võng mạc đái tháo đường cũng có thể xuất hiện sau vài năm mắc bệnh. Tuy nhiên, trong đa số các trường hợp dấu hiệu tổn thương mắt xuất hiện trong vòng 5-10 năm sau khi được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường, đặc biệt là khi đường huyết không được kiểm soát tốt.

Tổn thương thận cũng có thể bắt đầu âm thầm sau 5-10 năm mắc tiểu đường, với các dấu hiệu sớm như microalbumin niệu (xuất hiện 1 lượng nhỏ protein trong nước tiểu).

Muộn nhất là các biến chứng tim mạch: bệnh mạch vành và đột quỵ, có thể phát triển sau nhiều năm mắc bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, nguy cơ tăng lên đáng kể theo thời gian nếu có sự kết hợp của các yếu tố nguy cơ khác như: tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa Lipid…

Tiểu đường không chỉ gây nguy hiểm cho mắt!- Ảnh 3.

Người bệnh được hỗ trợ làm thủ tục tại quầy lễ tân của bệnh viện.

Cần làm gì để phòng tránh các biến chứng do tiểu đường?

Chuyên gia nhãn khoa của Bệnh viện Mắt HITEC khuyến cáo: Kiểm soát tốt đường huyết, huyết áp và cholesterol cùng với lối sống lành mạnh (chế độ ăn uống và tập luyện thể chất) có thể giúp giảm thiểu nguy cơ mắc các biến chứng này. Bệnh nhân tiểu đường cần kiểm tra sức khỏe toàn diện định kỳ, đặc biệt là sức khỏe đôi mắt để phát hiện sớm và điều trị kịp thời các biến

Không phải tất cả những người mắc bệnh tiểu đường đều có các biến chứng. Với sự kiểm soát đường huyết tốt và các biện pháp chăm sóc sức khỏe phù hợp, nhiều người có thể trì hoãn hoặc ngăn chặn sự xuất hiện của các biến chứng.

- Kiểm soát đường huyết, huyết áp và cholesterol ở mức an toàn: điều trị theo chỉ định của bác sĩ và tái khám thường xuyên, duy trì đường huyết ổn định, giảm nguy gây tổn thương mạch máu bằng chế độ ăn uống lành mạnh, hoạt động thể chất phù hợp.

- Khám mắt thường xuyên: giúp phát hiện sớm những bất thường ở mắt để được điều trị sớm, mang lại kết quả cao, tránh biến chứng nguy hiểm.

- Không hút thuốc lá: thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc các biến chứng của tiểu đường, bao gồm cả bệnh võng mạc.

Người bệnh tiểu đường muốn được khám kiểm tra mắt và các bệnh mắt khác có thể đăng ký qua Hệ thống Bệnh viện Mắt HITEC - Hotline: 0984122153 (Hà Nội) và 0345118228 (Sài Gòn).

hoặc kênh Youtube: https://www.youtube.com/@hethongbenhvienmathitec/videos

Bệnh nhân có thể đến khám và điều trị tại các cơ sở:

- Cơ sở 1: Bệnh viện Mắt kỹ thuật cao Hà Nội: 51-53-55 Trần Nhân Tông, Nguyễn Du, Hai Bà Trưng, TP Hà Nội

- Cơ sở 2: Bệnh viện chuyên khoa Mắt HITEC: 55 Hàm Long, Hàng Bài, Hoàn Kiếm, TP Hà Nội

- Cơ sở 3: Phòng khám Mắt kỹ thuật cao: 480 Thụy Khuê, Phường Bưởi, Tây Hồ, TP Hà Nội

- Cơ sở 4: Trung tâm mắt kỹ thuật cao Sài Gòn: 28 Đống Đa, Phường 2, Q. Tân Bình, TP HCM

Hệ thống Bệnh viện Mắt HITEC – Tận tâm cho đôi mắt sáng!

BSCK II Phạm Thị Bích Mận


Ý kiến của bạn