Bản thân là người khó ngủ lại phải dậy đêm nhiều lần khiến tôi rất khó ngủ lại, vì thế cơ thể cứ như người đi mượn, luôn trong trạng thái uể oải, ăn không ngon miệng. Tôi có sử dụng một số mẹo trị tiểu đêm theo dân gian nhưng không thấy hiệu quả. Vậy có cách nào để cải thiện bệnh không?
Đáp:
Tiểu đêm được tính là tình trạng tỉnh dậy nhiều hơn 1 lần trong đêm để đi tiểu và xảy ra trong khoảng thời gian dài. Tiểu đêm là triệu chứng thường gặp ở người cao tuổi, khoảng 50% người trên 50 tuổi mắc chứng tiểu đêm, tỷ lệ mắc bệnh tăng dần theo độ tuổi và gây nhiều phiền toái, ảnh hưởng lớn tới chất lượng giấc ngủ, sức khỏe.
Nguyên nhân dẫn đến tiểu đêm
Tiểu đêm có thể đến từ việc mắc các bệnh lý liên quan tới hệ tiết niệu hoặc biểu hiện của cơ thể không do bệnh lý.
Nguyên nhân không do bệnh lý gồm có:
Do lão hóa: Người lớn tuổi khi cơ thể đã lão hóa qua nhiều năm thì khả năng sản xuất hormone chống bài niệu đã suy giảm dẫn tới lượng nước tiểu tăng lên, đặc biệt vào ban đêm. Thêm vào đó cơ thắt bàng quang cũng suy yếu và lỏng lẻo theo thời gian khiến việc giữ nước tiểu trong bàng quang càng khó khăn hơn.
Cơ sàn chậu và vùng chậu suy yếu: Nguyên nhân này thường gặp ở phụ nữ mang thai và sinh đẻ nhiều lần.
Tác dụng phụ của thuốc: Như thuốc lợi tiểu dùng trong điều trị tim mạch.
Do lối sống: Đây là một trong những nguyên nhân tác động trực tiếp tới việc tiểu đêm, khi bệnh nhân có những thói quen như uống nước nhiều buổi tối hoặc sử dụng chất kích thích như rượu, bia, trà hoặc cà phê có tác dụng lợi tiểu thì rất dễ gây kích thích bàng quang và gây ra tiểu đêm.
Nguyên nhân do bệnh lý:
Bàng quang tăng hoạt (OAB): Còn được gọi là bàng quang kích thích, chính là một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng tiểu đêm ở mọi lứa tuổi. Những người bị hội chứng bàng quang kích thích sẽ có bàng quang rất nhạy cảm và co bóp ngay cả khi chưa chứa đầy nước tiểu, điều này sẽ khiến người bệnh có cảm giác buồn tiểu liên tục cả ngày lẫn đêm.
U xơ tiền liệt tuyến: Bệnh gặp ở nam giới lớn tuổi khi u xơ có kích thước lớn sẽ dễ chèn ép vào cổ bàng quang gây kích thích và dễ bị tiểu đêm kèm với tiểu són hoặc tiểu không hết. Nam giới cần lưu ý các triệu chứng này để phát hiện sớm được bệnh.
Các nguyên nhân khác: Viêm bàng quang, viêm thận, suy thận hoặc các bệnh ngoài niệu như tiểu đường, suy tim, parkinson cũng có khả năng có triệu chứng tiểu đêm.
Cách hỗ trợ khắc phục chứng tiểu đêm
Để tìm ra đúng nguyên nhân và điều trị sớm, người bệnh nên đi khám định kỳ. Những phương pháp đơn giản đến từ lối sống và cách sinh hoạt của bản thân có thể hỗ trợ khắc phục được chứng tiểu đêm gồm có: hạn chế ăn canh rau có tính lợi tiểu, hạn chế uống nước quá nhiều, nhất là bia rượu vào buổi tối. Không nên hút thuốc, uống trà, cà phê trước khi đi ngủ, đi tiểu trước khi đi ngủ, tập thể dục nhẹ nhàng trước khi ngủ để có một giấc ngủ sâu và ngon giấc; uống các thuốc lợi tiểu cách xa thời gian ngủ vào ban đêm; tập bài tập kegel vật lý trị liệu đối với phụ nữ qua nhiều lần thai sản để cải thiện khả năng kiểm soát bàng quang. Ngoài ra, cũng nên kết hợp sử dụng một số dược liệu bổ thận giúp hỗ trợ tăng cường sức khỏe của thận, hỗ trợ giảm triệu chứng tiểu đêm, đi tiểu nhiều lần.
Tiểu đêm Kingphar Là giải pháp hỗ trợ cho người mắc chứng tiểu đêm, tiểu nhiều lần. Thành phần có trong viên Tiểu đêm Kingphar gồm: cao ích trí nhân, cao thỏ ty tử, cao cây buchu, cao thục địa, cao xà sàng tử, cao mật nhân, cao hà thủ ô đỏ, cao thạch hộc, cao tang phiêu tiêu… Hỗ trợ giúp bổ thận, hỗ trợ giảm triệu chứng đi tiểu nhiều lần, tiểu đêm.
Đối tượng sử dụng: Người trưởng thành có các triệu chứng đi tiểu nhiều lần, tiểu đêm.
Hướng dẫn sử dụng: Ngày 2 lần mỗi lần 2 viên, uống trước khi ăn 30 phút – 1 giờ hoặc sau khi ăn 1 giờ đến 2 giờ.
Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
Sản phẩm được phân phối bởi:
CÔNG TY CỔ PHẦN KINGPHAR VIỆT NAM
Địa chỉ: thôn Bình Phú, xã Yên Phú, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên
Điện thoại: 024.3715.3780 / 0986 356 663
Email: kingphardinhvang@gmail.com
Website: https://kingphar.vn/