Trong 3 tháng đầu mang thai, sức đề kháng và hệ tiêu hóa của chị em thường bị giảm sút nên khi ăn uống cần hết sức cẩn trọng.
Ngoài ra, khi mẹ bầu uống phải nguồn nước bị ô nhiễm, ăn phải những thực phẩm ôi thiu, nhiễm khuẩn, lại thêm sức đề kháng yếu thì vi khuẩn sẽ dễ dàng thâm nhập vào cơ thể, gây nên tình trạng tiêu chảy.
Nguyên nhân khiến bị tiêu chảy khi mang thai
Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng bà bầu bị đau bụng tiêu chảy là:
- Do chế độ ăn uống hàng ngày không được đảm bảo vệ sinh. Đôi khi có trường hợp luôn ăn sạch nhưng do bữa ăn có nhiều đồ lạ với quá nhiều chất đạm, chất mỡ nên cơ thể cũng không tiếp thu được, gây ra rối loạn tại cơ quan tiêu hóa và lượng thức ăn không hấp thụ được phải tống ra qua tình trạng tiêu chảy.
- Do tình trạng dị ứng hoặc nhạy cảm với thức ăn khi ăn phải thức ăn gây kích ứng đường ruột, thức ăn lạ.
- Do thay đổi khẩu phần ăn.
- Do sử dụng quá nhiều thực phẩm chức năng, vitamin, các chất bổ,... khiến cho hệ tiêu hóa bị quá tải và rối loạn.
- Do tình trạng thay đổi nội tiết.
- Mắc các bệnh lý đường tiêu hóa như: hội chứng ruột kích thích, bệnh Crohn, Celiac, viêm loét đại trực tràng chảy máu,...
- Tiêu chảy khi mang thai có thể kéo dài từ 1-10 ngày tùy theo nguyên nhân. Nếu bị tiêu chảy nặng, sản phụ dễ bị mất nước, ảnh hưởng đến sức khoẻ của mẹ và sự phát triển của thai nhi.
Triệu chứng tiêu chảy khi mang thai
Tùy thuộc vào từng nguyên nhân mà tiêu chảy khi mang thai sẽ có triệu chứng sau:
- Đau bụng âm ỉ vùng quanh rốn, sau đó bị đau bụng dữ dội, mỗi cơn đau như vậy bệnh nhân lại xuất hiện tiêu chảy. Những cơn đau bụng sẽ gây kích thích tử cung co bóp làm ảnh hưởng đến thai nhi.
- Buồn nôn, nôn mửa kết hợp với đi ngoài phân lỏng khiến cho thai phụ mệt mỏi nhiều, mất nước và điện giải, thai phụ suy kiệt nhanh, gây nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi.
Nếu mang thai bị tiêu chảy không những ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn gây tác động xấu đến sự phát triển của thai nhi trong bụng, khiến thai bị suy dinh dưỡng, chậm phát triển, có thể chết lưu.
Điều trị và dự phòng tiêu chảy ở phụ nữ mang thai
Các trường hợp tiêu chảy khi mang thai phần lớn là tự khỏi. Thế nhưng các nguyên nhân tiêu chảy do nhiễm khuẩn, nhiễm virus… thì cần phải được theo dõi chặt chẽ của bác sĩ. Việc xem xét điều chỉnh chế độ ăn cũng cần phải được đặt ra. Khi bị tiêu chảy thai phụ cần:
- Bù nước và chất điện giải bằng việc uống nhiều nước (nước trái cây, nước oresol).
- Ở 3 tháng đầu mang thai thì nên đi khám càng sớm càng tốt để điều trị đúng thuốc, đúng liều lượng và nhanh khỏi bệnh.
- Không nên tự ý mua thuốc điều trị hoặc dùng các thuốc do người khác mách bảo vì nhiều loại thuốc có thể gây hại cho thai nhi.
- Thực hiện ăn chín uống sôi, không ăn các loại rau sống chưa rửa sạch, tuyệt đối không ăn gỏi, tiết canh hay thịt tái sống… Nên các thực phẩm như: Bánh mì nướng, nước sốt táo, gạo, khoai tây nghiền (không có phụ gia), bánh quy, mì (không có phụ gia); chuối, cà rốt nấu chín, bí nấu chín, cháo và bột yến mạch. Sữa chua là thực phẩm khá tốt cho sức khỏe và có thể đẩy lùi tiêu chảy.
- Hạn chế các đồ ăn gây kích ứng đường tiêu hóa như hải sản, côn trùng, đồ ăn đã có tiền sử dị ứng trước đó, các thực phẩm lên men dễ gây rối loạn tiêu hóa như sữa, sữa chua, giấm, dưa, kim chi, các đồ ăn nhiều chất béo, đồ chua, cay,...
- Bổ sung đầy đủ nước, kể cả khi không khát.
- Hạn chế ăn các đồ ngọt, quả ngọt, đồ uống có cồn, có ga, cà phê, nước giải khát đóng chai...
- Nghỉ ngơi phù hợp để cơ thể tăng sức đề kháng, tránh căng thẳng, lo âu.
- Khám và siêu âm thai theo định kỳ.
Xem thêm video được quan tâm
Những Lầm Tưởng Tai Hại Khi Dùng Baking Soda Để Làm Trắng Răng