Thời tiết ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe khoang miệng?
Khí hậu khô và lạnh của những tháng giao mùa từ thu sang đông có thể ảnh hưởng không ít đến sức khoẻ, cụ thể gây ra một số bệnh trong khoang miệng. Trong đó, thường gặp nhất là viêm loét miệng (hay aphthous ulcers, aphtha, dân gian hay gọi nhiệt miệng).
Thực tế, viêm loét miệng không bị giới hạn bởi thời điểm hay tuổi tác nhưng bệnh thường xuất hiện vào mùa thu đông, do khí hậu khô hanh, lạnh về đêm. Khi đó, khoang miệng của bạn dễ bị khô, do thói quen ít uống nước hơn mùa nóng. Ngoài ra, vệ sinh răng miệng kém hơn do thời tiết lạnh, dẫn đến mất cân bằng trong khoang miệng hoặc suy giảm hệ miễn dịch do ảnh hưởng của thời tiết là những yếu tố làm gia tăng nguy cơ khởi phát viêm loét miệng.
Khởi đầu, biểu hiện của viêm loét miệng là các đốm trắng nhỏ như đầu kim (khoảng 1-2mm) ở niêm mạc, sau đó to dần, hơi mọng nước, 1-2 ngày vỡ ra tạo thành những vết loét nông, 3-4 ngày tiếp theo, vết loét sẽ lan rộng đạt đường kính 3-8mm. Đôi khi vết loét sẽ sâu và đường kính trên 10mm.
Các nốt nhiệt nhỏ nhưng gây đau rát, khó chịu cho người bệnh (ảnh minh họa)
Vết loét mặc dù không nguy hiểm, thường sẽ tự lành sau khoảng 1-2 tuần, nhưng gây đau rát vô cùng cho người bệnh, nhất là khi ăn uống, giao tiếp. Điều này khiến người bệnh ngại ăn uống tuy chỉ trong thời gian ngắn nhưng cũng đủ để gây ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt cũng như cả sức khỏe và tinh thần người bệnh.
Đặc biệt, những vết loét sâu, lớn trong khoang miệng với các mảng màu đỏ, trắng đặc trưng nếu không được điều trị có thể để lại những biến chứng nặng như nhiễm trùng hô hấp gây khó thở, suy hô hấp, nhiễm trùng máu, viêm não, suy giảm thị lực.
Hơn nữa, sự tấn công của vi khuẩn, virus,... có thể giải phóng ra hợp chất lưu huỳnh gây mùi hôi trong khoang miệng. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến người bệnh khép kín hơn, ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống hàng ngày.
Đối phó với viêm loét miệng thế nào?
Hầu hết mọi người cho rằng nhiệt miệng là bệnh lành tính nên thường chịu đựng, không chữa trị, nốt nhiệt theo đó sẽ tăng cả về số lượng cũng như mức độ loét. Do đó, thay vì chấp nhận “chung sống” với vết loét từ 1 – 2 tuần thì hãy tìm giải pháp, vừa chấm dứt cảm giác đau rát, vừa thúc đẩy quá trình lành thương.
Sử dụng thuốc bôi tại chỗ dạng gel là phương pháp điều trị viêm loét miệng hiệu quả, bởi dưới dạng bào chế này sẽ làm thuốc bám dính tốt, bao bọc vết loét để hạn chế tác động của các yếu tố bên ngoài như thức ăn, nước uống đưa vào trong miệng.
Gel bôi chứa chất giảm đau Lidocaine và chiết xuất từ dịch hoa cúc trắng có công dụng kháng viêm, hạn chế nhiễm trùng và rút ngắn thời gian hồi phục, hơn nữa an toàn, không gây dị ứng và có thể sử dụng cho trẻ em từ 2 tuổi trở lên.
Đặc biệt với đối tượng trẻ em và người lớn tuổi, cần chú trọng điều trị viêm loét miệng đúng cách và kịp thời, tránh tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng do viêm loét nhiệt miệng ảnh hưởng đến chế độ ăn uống.
Sản phẩm gel bôi nhiệt miệng có chứa tinh chất hoa cúc trắng sẽ giúp chống viêm, kích thích lành thương (ảnh minh họa)
Theo các bác sĩ, ngoài việc dùng thuốc điều trị, người bệnh cần chăm sóc vệ sinh răng miệng tốt, không uống rượu bia, thuốc lá, nên ăn thức ăn nhạt, ẩm, không cay, uống nhiều nước, có thể sử dụng ống hút để tránh tiếp xúc với vết loét. Đồng thời, hạn chế các loại thực phẩm khô cứng, thức ăn có nhiều dầu mỡ, các loại trái cây, rau củ có chứa axit
Tùy từng bệnh cảnh mà có điều trị thích hợp, trong đó có thể được chỉ định một số biện pháp để giảm viêm nhiễm phù nề tại ổ loét. Nếu ổ loét gây đau nhiều, cho người bệnh uống thêm giảm đau theo chỉ định của bác sĩ. Uống bổ sung vitamin C, vitamin PP để tăng cường sức đề kháng của cơ thể.
Phòng ngừa viêm loét miệng khi thời tiết giao mùa
Nhiệt miệng dễ tái phát, do vậy cần tuân thủ nguyên tắc phòng bệnh hơn chữa bệnh. Để tránh bị các nốt nhiệt miệng gây đau đớn, khó chịu, bạn cần sinh hoạt điều độ, giữ vệ sinh răng miệng đúng cách, hạn chế các thức ăn kích ứng.
Một chế độ ăn đa dạng, sinh hoạt lành mạnh như tránh thức đêm, làm việc - nghỉ ngơi cân đối… sẽ góp phần phòng ngừa viêm loét miệng tái phát (ảnh minh họa)
Song song đó, cần thay đổi thói quen nói chuyện nhiều trong khi ăn để tránh cắn phải lưỡi hoặc niêm mạc má; đặc biệt tránh những sinh hoạt không lành mạnh như hút thuốc lá, uống rượu, thức đêm nhiều. Đồng thời, nên cân đối thời gian làm việc - nghỉ ngơi để tránh căng thẳng.
Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.