Hà Nội

Tiết lộ hồ sơ bệnh án của nhạc sĩ Beethoven

21-08-2011 08:24 | Thời sự
google news

Không chỉ được biết đến là một trong những nhà soạn nhạc vĩ đại nhất thế kỷ 18 bởi tài năng và cống hiến cho âm nhạc, Beethoven còn được cả thế giới ngưỡng mộ bởi nghị lực phi thường.

Không chỉ được biết đến là một trong những nhà soạn nhạc vĩ đại nhất thế kỷ 18 bởi tài năng và cống hiến cho âm nhạc, Beethoven còn được cả thế giới ngưỡng mộ bởi nghị lực phi thường. Ít ai biết rằng, ông là một trong những người khiếm thính đã sáng tác những bản nhạc bất hủ. Nghiên cứu về cuộc đời và sự nghiệp của nhà soạn nhạc vĩ đại Beethoven trong hàng trăm năm qua, các nhà khoa học thế giới đã phát hiện ra một số bí mật và dần tiếp cận gần hơn tới việc làm rõ hồ sơ bệnh án của thiên tài âm nhạc.

Tìm hiểu về cuộc đời của nhà soạn nhạc vĩ đại, các nhà khoa học thuộc Trường đại học Maryland, Mỹ và tiến sĩ Mackowiak – tác giả của cuốn “Làm rõ những bí ẩn y học trong lịch sử” đã tìm ra những sự thực mà ít ai từng biết đến về Beethoven. Trong đó, việc làm rõ hồ sơ bệnh án của nhà soạn nhạc vĩ đại được xem là một trong những phát hiện nổi bật nhất.

Theo những tài liệu lịch sử được ghi lại, Beethoven sinh ra trong một gia đình có mẹ là người rất chính trực và nghiêm khắc, song bố lại là một người nghiện rượu. Sự thực cuộc sống gia đình đã có những tác động không nhỏ tới cậu bé Beethoven, đặc biệt là về mặt tình cảm và sớm khiến ông từ nhỏ đã trở thành người nhạy cảm khi cảm nhận về thế giới và con người xung quanh.

Những vấn đề đầu tiên về sức khoẻ của Beethoven bắt đầu biểu hiện từ rất sớm, khi ông vừa tròn 20 tuổi. Theo ghi chép được lưu giữ từ nhiều thập niên trước, Beethoven thời trẻ từng mắc phải chứng tiêu chảy và đau bụng mạn tính do đường tiêu hoá kém. Những vấn đề này đã theo ông gần suốt cả cuộc đời sau này.

 Nhà soạn nhạc vĩ đại Beethoven.

Tuy nhiên, tình trạng sức khoẻ không tốt không hề làm suy chuyển khả năng âm nhạc thiên tài của cậu bé Beethoven. Ông bắt đầu bộc lộ tài năng âm nhạc ngay từ khi rất trẻ và say mê với những sáng tác âm nhạc của mình. Thành công đến với Beethoven khi những bản giao hưởng đầu tay do ông viết được biết đến tại nhiều nước trên thế giới. Ông bắt đầu các chuyến lưu diễn tại nhiều nơi trong nước và châu Âu.

Song cũng trong thời gian đỉnh cao của sáng tác nghệ thuật, năm 26 tuổi, những dấu hiệu suy giảm thính lực bắt đầu diễn ra. Cho tới năm 32 tuổi, nhà soạn nhạc Beethoven gần như thường xuyên phải dùng tới thuốc giảm đau do những cơn đau đầu và đau nhức tai hành hạ. Theo các nhà khoa học, chính điều này ảnh hưởng không nhỏ tới tâm lý cũng như sức khoẻ của nhạc sĩ và khiến ông bị suy nhược nghiêm trọng. Ông cố gắng tìm cách khắc phục sự suy giảm thính lực bằng cách dùng tai nghe trợ thính, song không lâu sau đó, năm 50 tuổi, tai ông bị điếc hoàn toàn.

Người ta được biết đến nghị lực của Beethoven vào thời điểm khi nhà soạn nhạc đã bị điếc, ông vẫn tiếp tục sáng tác không ngừng nghỉ và đã viết Bản giao hưởng thứ 9 cùng nhiều tác phẩm nổi tiếng khác dành cho dàn nhạc hòa tấu. Cũng trong thời gian này, ông gặp phải một loạt các vấn đề về sức khoẻ: ngoài chứng đau đầu hành hạ, Beethoven còn bị mắc chứng thấp khớp, bệnh viêm phổi, bệnh vàng da, nhiễm khuẩn mắt và chảy máu cam... Theo ghi chép còn lưu lại, người ta xác định chứng bệnh cuối cùng xuất hiện trước khi Beethoven qua đời ở tuổi 56 là bệnh tiêu chảy, vàng da và viêm phổi. Tuy nhiên, trước khi mất Beethoven ở trong tình trạng mê sảng trầm trọng, do vậy, một số giả thuyết của các nhà khoa học khác cho rằng cái chết của nhà soạn nhạc có liên quan tới chấn thương vùng não, bệnh xơ gan và suy chức năng thận.

Một số học giả thời đó thì đưa ra chẩn đoán rằng Beethoven có thể còn mắc phải một chứng bệnh khác đó là giang mai bởi thời trẻ, nhạc sĩ thường hay lui tới gặp gỡ với giới văn nghệ sĩ và những người phụ nữ đã có chồng. Có thể ông đã bị mắc bệnh lây truyền từ những mối quan hệ này dẫn tới suy giảm hệ miễn dịch. Khả năng thứ hai là do Beethoven bị truyền bệnh từ người bố nghiện rượu và ham vui của mình. Vậy đâu là nguyên nhân thực sự dẫn tới cái chết của nhà soạn nhạc vĩ đại?

Tại Trường đại học Maryland, các nhà khoa học đã nghiên cứu các dấu hiệu bệnh của nhà soạn nhạc được ghi chép lại một cách có cơ sở. Và xác định đó là những dấu hiệu của chứng sốt virut do virus Rickettsia gây ra khiến cho cơ thể mọc lên các nốt đỏ tím và dẫn tới nhiễm độc gây sốt cao, mê sảng. Chứng vàng da là biểu hiện của bệnh xơ gan. Ngoài ra, Beethoven khi đó cũng có thể đã mắc thêm bệnh lao dẫn tới hiện tượng miệng, mũi bị chảy máu. Bản thân mẹ của Beethoven cũng qua đời do mắc phải bệnh lao.

Kết quả này khá hợp lý và khớp với ghi chép của những bác sĩ đã từng thăm khám bệnh cho Beethoven. Theo ghi nhận của các bác sĩ từng khám bệnh cho Beethoven, nhà soạn nhạc có biểu hiện của nhiều bệnh khác nhau và rất có cơ sở khẳng định, sự kết hợp của nhiều căn bệnh cùng lúc đã dẫn tới cái chết của ông.

Theo ghi nhận của bác sĩ Andreas Wawruch - người trực tiếp thăm khám bệnh cho Beethoven vào năm 1827, và hai chuyên gia giám định tử thi là Johann Wagner và Karl Von Rokitansky, tình trạng bệnh của Beethoven được ghi lại trong bệnh án và hồ sơ giám định như sau: Nguyên nhân dẫn tới cái chết của bệnh nhân Beethoven là do suy chức năng gan dẫn tới xơ gan. Đồng thời bệnh nhân bị mắc chứng tăng huyết áp trong suốt một thời gian dài. Đây có thể là hậu quả của việc bệnh nhân đã dùng đồ uống có cồn trong suốt 30 năm.

Theo kết quả nghiên cứu của bác sĩ O’shea năm 1991, Beethoven đã có một thời gian dài mắc bệnh viêm gan (kết quả này trùng khớp với bệnh án của bệnh nhân được ghi nhận vào năm 1821). Bệnh bắt đầu trở nên trầm trọng sau chuyến đi lưu diễn và trở về của nhạc sĩ từ Gneixendorf. Cùng với thời điểm này, các chứng bệnh như thấp khớp, tiêu chảy khiến ông suy nhược trầm trọng. Trong khi đó, bệnh án được ghi lại bởi bác sĩ phẫu thuật Aloys Weissenbach - người điều trị đồng thời là người bạn thân của nhạc sĩ Beethoven vào năm 1820 cũng xác định bệnh nhân có các biểu hiện cơ bản của bệnh Lupus ban đỏ kèm theo chứng sốt cao.

Minh Ngọc (Theo History’s mystery


Ý kiến của bạn