Tiết lộ chiêu tiếp thị của tạp chí nổi tiếng Vanity Fair

12-10-2014 14:11 | Quốc tế
google news

SKĐS - Những trang báo hấp dẫn về đời sống của người nổi tiếng Vanity Fair xem ra là một nơi thật sự kỳ lạ để tìm thấy báo cáo chính xác về hiệu quả kinh doanh, song đây lại là tờ tạp chí đáng tin cậy để chúng ta tiếp cận.

Những trang báo hấp dẫn về đời sống của người nổi tiếng Vanity Fair xem ra là một nơi thật sự kỳ lạ để tìm thấy báo cáo chính xác về hiệu quả kinh doanh, song đây lại là tờ tạp chí đáng tin cậy để chúng ta tiếp cận.

Trong tháng 10 sắp tới, biên tập viên xuất bản Graydon Carter sẽ tiết lộ ít nhất một lý do cho hiện tượng kỳ lạ này. Cách đây 20 năm, chỉ sau khi Carter ngồi lên chiếc ghế biên tập, đã có một dao động thấp đối với vận may của ấn phẩm này. Lưu thông bị chảy xệ, lượng quảng cáo giảm. Để cỗ vũ cho Graydon Carter, một bữa ăn trưa đã được tổ chức bởi cựu tác giả David Halberstam (người đã gây dựng tên tuổi của mình trong báo cáo kinh doanh hấp dẫn, đáng chú ý là quyển sách xuất bản năm 1986 mang tựa đề “Đánh thức đà tăng trưởng của xe hơi Nhật Bản tại Mỹ”).

Bữa ăn trưa đó đã thoát thai ra một ý tưởng. Một sự thay đổi lớn đang diễn ra trong nền văn hóa Mỹ, từ một nền kinh tế công nghiệp để trở thành một nền kinh tế dựa trên giải trí và công nghệ. Đó là thời điểm năm 1994, và đó là lần quan sát duy nhất từ David Halberstam mà đã hình thành nên ấn phẩm thường niên của tạp chí Vanity Fair, và cống hiến cho thứ mà tạp chí gọi là “Thành lập mới”. Năm này sang năm khác, Vanity Fair đã cống hiến một ấn phẩm nóng bỏng nhất trong năm nhằm tôn vinh các “gã khổng lồ mới” của thời đại thông tin. Vanity Fair đã xếp họ (như cách mà ngành xuất bản Mỹ đã làm), và các bảng xếp hạng thể hiện sự thăng trầm của những động lực và khuấy đảo mới – những người đã phá vỡ hình dáng và tầm ảnh hưởng của nền kinh tế thế kỷ 20, và tiếp tục làm như thế.

Mặt khác, Vanity Fair vẫn luôn hấp dẫn không ngừng. Cùng thời điểm, tạp chí đã chỉ đạo các nhà văn nổi tiếng như Bethany McLean, Sarah Ellison, Walter Isaacson (người viết tiểu sử của Steve Jobs) và Michael Lewis để chuyên viết về kinh doanh nhiều hơn là giải thích như các xuất bản kinh doanh chuyên ngành nổi tiếng khác. (Thành công của trang bìa Vanity Fair có thể đã nhắc nhở chủ sở hữu của tạp chí về số vốn liên doanh khổng lồ, đắt tiền trong việc tung ra một tạp chí kinh doanh hoàn toàn mới là Conde Nast Portfolio vào năm 2007. Thực tế là Conde Nast Portfolio chỉ chễm chệ đúng 2 năm trên các sạp báo trước khi đóng cửa vĩnh viễn vào tháng 4/2009).

Biên tập viên xuất bản Graydon Carter giới thiệu báo cáo kinh doanh của Vanity Fair

Những đề tài ăn khách

Cùng với danh sách “Thành lập mới”, vào tháng 10/2014 sắp tới, tạp chí Vanity Fair cũng tiến hành một xê ri bài báo đặc biệt bởi nhà báo William Langewiesche viết vụ vụ rơi máy bay của chuyến bay số hiệu 447 trên biển Đại Tây Dương của Hãng hàng không Pháp (Air France) đang trên đường bay từ Rio đến Paris vào ngày 31/5/2009, vụ tai nạn làm chết 288 hành khách và phi hành đoàn. Bằng cách sử dụng các câu thoại và dữ liệu cuối cùng được khai thác từ chính hộp đen của chiếc máy bay Airbus A330, nhà báo William Langewiesche đã rùng mình khi tái dựng lại chuyện gì đã xảy ra khi một tin ngắn gọn về thông tin tốc độ bay đã bị thất lạc làm hoang mang tất cả các phi công – những người sau đó đã tiến hành kiểm soát hệ thống bay tự động, để rồi sau đó đơ người, chẳng biết phải làm gì?

Vanity Fair từng nổi tiếng bởi trang bìa có hình ảnh người nổi tiếng hơn chuyện kinh doanh

Tuy vậy, đây cũng không phải là một mảnh của báo cáo kinh doanh. Nhưng chôn giữa các báo cáo là một thứ mà những người say mê công nghệ tỏ ra hết sức quan tâm: Luật Wiener. Luật Wiener đã được đặt lại từ nhiều năm trước bởi một vị giáo sư tại Đại học Miami tên là Earl L Wiener. Wiener là một cựu khoa học gia của NASA, ngưởi đã có nghiên cứu khá đặc biệt về nhân tố con người trong các sứ mạng tự động, một nhà tiên phong trong an toàn buồng lái hàng không. Ông từng đạp chiếc xe đạp 1 bánh chạy qua cây cầu Cổng Vàng ở San Francisco nhằm mừng sinh nhật 40 tuổi của mình; Wiener qua đời vào năm 2013, thọ 80 tuổi.

Những quy tắc bay

Luật Wiener đã áp dụng đầu tiên vào ngành hàng không. Nhưng giá trị nhất chính là chúng hướng người ta quan tâm đến công nghệ và ứng dụng của nó. Dưới đây là một số thứ đáng để chúng ta suy ngẫm:

Mỗi thiết bị tạo ra cơ hội của riêng chúng đối với lỗi của con người

Thiết bị đặc biệt sẽ tạo ra những vấn đề lạ

Các thiết bị kỹ thuật số tạo ra những lỗi nhỏ trong khi lại tạo ra cơ hội cho các lỗi lớn

Sự tự mãn? Đừng để ý tới nó làm gì

Trong ngành hàng không, không có chuyện quá lớn hay quá phức tạp mà không thể đổ lỗi cho phi công

Không có giải pháp đơn giản và đang chờ đợi để được khám phá, do đó đừng phí thời gian để tìm kiếm nó

Sáng chế là người mẹ cần thiết

Nếu lúc đầu bạn thất bại... hãy thử một hệ thống mới hay một cách tiếp cận khác

Một số vấn đề không có giải pháp. Nếu bạn tiếp xúc với một trong những dạng này, bạn có thể luôn luôn triệu tập một ủy ban để thẩm tra một số bản kiểm tra

Hãy tin tưởng Chúa. Mọi thứ phải được sàng lọc kỹ theo cách của bạn

Phải mất máy bay mới biết sự tệ hại của phi công

Phi công có thể được thay thế bằng máy vi tính

Khi giải quyết một vấn đề, bạn thường tạo ra 1. Bạn chỉ có thể hy vọng rằng thứ bạn tạo ra là ít quan trọng hơn so với thứ mà bạn loại bỏ

Xê ri ấn phẩm mới nhất của tạp chí Vanity Fair sẽ là báo cáo về thảm họa rơi máy bay số hiệu 447 của Hãng hàng không Pháp (Air France)

Cuối cùng “luật” đặc biệt rất sâu sắc. Đây là thuốc giải độc cho sự lạc quan công nghệ mà họ có thể trồng tại những nơi tốt lành chẳng hạn như Thung lũng Silicon (California). Nơi mà dĩ nhiên có thể tạo ra “Thành lập mới” của Vanity Fair.

Nguyễn Thanh Hải (BBC NEWS – 2014)


Ý kiến của bạn