Tiếp xúc gần gũi với người mang mầm bệnh: Con đường chính lan truyền COVID-19 -

29-04-2020 16:27 | Thông tin dược học
google news

SKĐS - Các nhà khoa học Đức đã tiến hành một nghiên cứu quy mô ở thành phố Hamburg đi đến kết luận rằng, cách cơ bản SARS-CoV-2 lây truyền gây bệnh COVID-19 là tiếp xúc lâu dài và gần gũi với người nhiễm virus này.

Các nhà virus học đã tiến hành một nghiên cứu quy mô ở thành phố Hamburg, Đức, nơi xác nhận hơn 1,4 nghìn bệnh nhân mắc COVID-19 cho biết, khả năng bệnh nhân mắc COVID-19 do tiếp xúc với các đồ vật là rất ít.

Con đường lan truyền chủ yếu của SARS-CoV-2 là qua các giọt bắn.

Các nhà khoa học nhấn mạnh con đường lây nhiễm chính là hậu quả của việc con người tiếp xúc lâu dài với người mang mầm bệnh.

Các nhà virus học thế giới trước đây cũng đã đưa ra kết luận này. Họ giải thích rằng, SARS-CoV-2 rất nhạy cảm với việc hắt xì hơi trong không khí, vì vậy con đường chính làm lây nhiễm virus này là qua các giọt bắn khi tiếp xúc với người mang mầm bệnh.

Vì vậy để phòng tránh việc lây nhiễm SARS-CoV-2 qua các giọt bắn mọi người nên hạn chế tới những nơi đông người, thường xuyên đeo khẩu trang để hạn chế nhiễm bệnh qua các giọt bắn và tránh làm văng giọt bắn, chất thải hô hấp ra bên ngoài đem theo một lượng lớn virus.

Khẩu trang phải che kín cả mũi lẫn miệng; khi tháo khẩu trang, chỉ cầm vào dây đeo qua tai để tháo. Tránh chạm tay vào bề mặt khẩu trang khi đang đeo...

Khi mang khẩu trang tuyệt đối không sờ tay vào hoặc thậm chí chỉnh sửa khẩu trang sẽ vô tình làm cho bàn tay lây nhiễm virus và các tác nhân gây bệnh khác, sau đó truyền bệnh lại cho chính mình và những người xung quanh...


Mai Hương
Ý kiến của bạn