Những phát hiện này chỉ ra rằng không chỉ tiếp xúc nhiều với máy tính và các màn hình khác mà việc thiếu tiếp xúc với ánh sáng mặt trời cũng có thể gây cận thị. Tác giả nghiên cứu chính Scott Read cho biết những trẻ ít tiếp xúc nhất với ánh nắng mặt trời sẽ nhanh bị cận thị hơn. Ngoài ra, với những trẻ đã bị cận thị, tăng cường thời gian ở ngoài trời có thể làm giảm sự tiến triển của rối loạn thị lực này. Trẻ em nên dành nhiều hơn 1 tiếng và tốt nhất là ít nhất 2 tiếng mỗi ngày ở ngoài trời để ngăn ngừa cận thị phát triển và tiến triển.
Phát hiện mới này có vai trò quan trọng trong nỗ lực làm giảm tỷ lệ phát triển cận thị ở trẻ em. Nhóm nghiên cứu đã đánh giá sự phát triển mắt ở trẻ bằng cách cho trẻ đeo cảm biến ánh sáng dưới dạng đồng hồ đeo tay để ghi lại sự tiếp xúc ánh sáng và hoạt động thể chất trong hai tuần vào những tháng ấm, sau đó là tháng lạnh để đánh giá chung về sự tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.
Hồi tháng Hai, người ta đưa ra dự đoán rằng hơn một nửa dân số thế giới sẽ bị cận thị vào năm 2050 với nhiều người có nguy cơ bị mù. Theo Viện Thị lực Brien Holden ở Sydney, Úc, 10% dân số thế giới sẽ có nguy cơ bị mù nếu không có biện pháp ngăn ngừa cận thị tiến triển thành cận thị nặng (cần đeo kính trên 5 độ).