Hà Nội

Tiếp tục về bạo hành nhân viên y tế cùng các con số

19-04-2017 08:18 | Tin nóng y tế
google news

SKĐS - Theo thống kê chỉ tính từ đầu năm 2016 đến nay, viện Bạch Mai có 23 vụ phạm pháp hình sự bị bắt qủa tang tại bệnh viện, viện Thanh Nhàn có 8 trường hợp nhân viên y tế bị hăm doạ, hành hung.

Theo thống kê chỉ tính từ đầu năm 2016 đến nay, viện Bạch Mai có 23 vụ phạm pháp hình sự bị bắt qủa tang tại bệnh viện, viện Thanh Nhàn có 8 trường hợp nhân viên y tế bị hăm doạ, hành hung.. Đương nhiên, con số không báo cáo thống kê còn cao hơn nhiều, bởi đa phần các nhân viên y tế không muốn mất việc và mất thời gian đi đôi co rồi tường trình phiền phức. Họ lựa chọn im lặng. Đơn cử khoa mình là nơi tiếp nhận ban đầu tất cả những bệnh nhân nặng từ các tuyến chuyển tới, mỗi nhân viên 1 vị trí.

Bác sĩ D. tại Bệnh viện Đa khoa huyện Thạch Thất bị người nhà bệnh nhân đánh bất tỉnh trưa 16/4

Nếu chệch đi 1 chút là công việc sẽ rối tinh lên. Thỉnh thoảng lại có bệnh nhân khiếu nại, đặc biệt là to tiếng chửi bới sỉ nhục nhân viên y tế bằng những lời lẽ khó nghe. Ngay đầu năm trước khi mình đi học, buổi trực cuối có chị người nhà to tiếng đổ lỗi cho nhân viên làm mất thẻ bảo hiểm y tế.

Chị bảo giữa bệnh phòng rằng "chúng nó" cố tình làm mất giấy tờ của người ta để ăn tiền dịch vụ, rồi được ăn đủ thứ của chị. Thế là mất gần 1h mở lại camera thì thấy chị cầm nó đút vào túi. Nó nằm trong ví của chị mà chị quên mất. Những chuyện lằng nhằng liên quan đến giấy tờ và to tiếng kiểu này xảy ra như cơm bữa.

Nạn bạo hành về tinh thần kiểu thế này còn kinh khủng hơn thể lực nhiều lần. Có 1 dạo còn bị dính đến quá nhiều người mang danh nhà báo đòi hỏi quyền lợi 1 cách vô lối cho người thân nằm viện, khoa mình là nơi đầu tiên quyết tâm bỏ tiền túi ra lắp toàn bộ camera khắp các bệnh phòng. Ai thắc mắc khiếu nại sẽ truy xuất video ra kiểm chứng.

Đa phần sau 1 hồi thì nhận lại những câu như tôi bức xúc quá, tôi vội quá hay những cái cười trừ rồi thôi. Làm việc trong môi trường căng thẳng về chuyên môn, mỗi ngày cấp cứu hàng chục ca ngừng tuần hoàn và tử vong, lại bị dính theo những căng thẳng về tinh thần kiểu như vậy quả thật là mệt mỏi. Nhân viên y tế cũng là con người, họ cũng có gia đình và cuộc sống. Chính vì áp lực như vậy, chuyên ngành hồi sức cấp cứu bây giờ đã hết hot, các bác sĩ trẻ ra trường rất ngại về làm việc tại những nơi đầu sóng ngọn gió như vậy.

Lương thấp và áp lực cao là không phải là lý do chính, mà chính là sự tổn hại về tinh thần mà họ xác định đã đi theo là phải đối mặt. Làm nhân viên y tế, mình không cần có chế độ đãi ngộ đặc biệt, chỉ cần công bằng. Nếu anh làm sai anh hãy chịu trách nhiệm trược pháp luật, và nhân viên y tế cần phải có môi trường làm việc an toàn.

Không phải vì 1 vài vụ sai sót về chuyên môn cùng sự câu view của dư luận mà ảnh hưởng đến toàn ngành y tế được. “Đừng thoả hiệp để tạo tiền lệ xấu, không thể mãi điệp khúc xin lỗi, hoà giải, thông cảm mà hậu quả là các vụ tấn công nhân viên y tế ngày càng gia tăng” trích lời anh Nguyễn Lân Hiếu.


BS Ngô Đức Hùng
Ý kiến của bạn