Tiền sử gia đình có quan trọng trong chẩn đoán bệnh ung thư?

05-03-2019 13:29 |
google news

SKĐS - Vì sao biết được tiền sử gia đình lại quan trọng trong chẩn đoán bệnh ung thư?

(Thành Khôi - TP.HCM)

Cứ 1 trong 3 người trong gia đình được chẩn đoán ung thư, ít nhất 1 người còn lại phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh ung thư này. Nếu bạn vượt qua được ung thư, liệu những đứa con của bạn có thể bị di truyền bệnh này không? Và vì sao tiền sử ung thư của gia đình là một dấu hiệu cảnh báo?

Hiểu biết về tiền sử ung thư của các thành viên trong gia đình sẽ giúp bạn biết được nguy cơ của chính mình và có những bước giảm thiểu. Bao gồm cả điều chỉnh chế độ ăn  uống, chế độ tập luyện thể lực và các thói quen khác như hút thuốc lá. Tuy nhiên có nhiều yếu tố nguy cơ khác mà bạn không thể xác định dễ dàng.

Có khoảng 5 - 10% bệnh ung thư là do đột biến gien di truyền DNA, những sai sót trên DNA được truyền từ người thân trong gia đình. Có hơn một người thân trong gia đình mắc bệnh ung thư là bằng chứng nghi ngờ sự tồn tại của đột biến di truyền. Tuy nhiên trên thực tế, không hiếm các trường hợp 2 mẹ con hay 2 chị em mắc ung thư vú mà không liên quan di truyền. Đó có thể do các nguyên nhân khác như do lối sống, ngẫu nhiên hoặc không xác định được. Nếu bạn lo lắng về khả năng mắc bệnh ung thư có liên quan di truyền, bạn cần tham khảo ý kiến từ bác sĩ hay các chuyên gia di truyền học.

Tiền sử gia đình có quan trọng không?Ảnh minh họa

Các chuyên gia di truyền học thu thập thông tin từ nhiều thành viên trong gia đình về cùng một bệnh ung thư. Ví dụ, 2 người phụ nữ ung thư buồng trứng hay 2 người đàn ông cũng mắc ung thư tuyến tiền liệt. Họ sẽ ghi chép lại độ tuổi khi những người này được chẩn đoán. Khi một thành viên trong gia đình được phát hiện mắc bệnh ung thư sớm hơn độ tuổi trung bình, có khả năng bệnh ung thư này có liên quan đến di truyền, do đó các thành viên còn lại cũng có khả năng mắc bệnh. Cách tốt nhất là tham khảo ý kiến từ các chuyên gia. Bạn sẽ giúp bản thân mình bằng cách cung cấp thông tin chi tiết về bệnh tật và độ tuổi của các thành viên gia đình trong phạm vi ba đời.

Quan hệ trực hệ (đời thứ nhất) bao gồm ba mẹ, anh chị em ruột và con cái. Quan hệ đời thứ 2 bao gồm cô dì chú bác, những người con của anh chị em ruột và ông bà nội ngoại. Cuối cùng, đời thứ 3 là những người cháu họ và ông bà cố.

Vì sao cần biết các bệnh ung thư liên quan di truyền?Nó cũng nằm ở câu trả lời cho câu hỏi: Vì sao bệnh ung thư này lại xảy ra? Biết được vì sao nó xảy ra sẽ giúp chúng ta theo 2 hướng. Một là đối với người bệnh, họ sẽ có thêm lựa chọn điều trị và cho họ biết được nguy cơ mắc các bệnh ung thư khác trong tương lai. Hai là đối với người còn lại sẽ cho họ biết nguy cơ của bản thân và được tư vấn tầm soát sớM hơn.

Điều đầu tiên hỏi các thành viên trong gia đình về bệnh ung thư nào và tuổi họ đã mắc phải. Chúng tôi nhận ra rằng ung thư ở phụ nữ thường hay bị nhầm lẫn, ví dụ chúng tôi nghe nói có bạn nữ 15 hay 20 tuổi mắc ung thư buồng trứng, nhưng thực tế có thể cô ấy mắc ung thư cổ tử cung (và cô ấy không muốn cho người khác biết điều này vì khả năng có con). Điều này gây nên khác biệt lớn. Cho nên cách tốt nhất để có thông tin chính xác là nói chuyện với các thành viên còn lại hoặc thậm chí xem cả giấy báo tử. Điều đó sẽ giúp xác minh bệnh sử ung thư chính xác.

Đã có một tiến bộ không ngừng nghỉ trong chăm sóc và quản lý bệnh ung thư. Nếu chúng ta biết gien đột biến nào gây ung thư, chúng ta có hướng điều trị cụ thể dựa vào gien đột biến đó. Trong trường hợp ung thư buồng trứng, có các loại thuốc chuyên biệt dành cho phụ nữ có đột biến gien BRCA1 hay BRCA2 tiềm ẩn. Nếu chúng ta biết được vấn đề nằm ở đâu trên con đường di truyền chúng ta sẽ tận dụng và tấn công bệnh ung thư. Chúng ta sẽ phát hiện điểm yếu và đánh bại chúng.


BS. BÙI ANH TRIẾT
Ý kiến của bạn