Hà Nội

Tiến sĩ Vật lý chia sẻ xúc động khi nhận Giải thưởng Tạ Quang Bửu

15-05-2024 11:46 | Xã hội
google news

SKĐS - Là 1 trong 2 nhà khoa học vinh dự nhânn Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2024, TS Nguyễn Thị Kim Thanh nhắn nhủ “người trẻ hãy dám sống vì đam mê, vì tình yêu của các bạn, rồi tình yêu sẽ được hồi đáp một cách xứng đáng nhất”.

Hà Nội lắng nghe ý kiến các nhà khoa học để phát triển Thủ đôHà Nội lắng nghe ý kiến các nhà khoa học để phát triển Thủ đô

SKĐS - Với tinh thần cầu thị và lắng nghe, lãnh đạo Thành phố Hà Nội mong muốn được đón nhận những ý kiến trao đổi thẳng thắn, trách nhiệm, đóng góp tâm huyết của các chuyên gia, nhà khoa học để phát triển Thủ đô.

Ngày 15/5, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức lễ trao Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2024. 

Giải thưởng Tạ Quang Bửu là giải thưởng danh giá dành cho các nhà khoa học có thành tựu nghiên cứu xuất sắc vượt trội. Năm nay, 2 nhà khoa học vinh dự nhận giải thưởng Tạ Quang Bửu là TS Nguyễn Thị KimThanh, Viện Vật lý, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam; PGS.TS Trần Mạnh Trí, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội.

TS Nguyễn Thị Kim Thanh được trao giải thưởng qua 1 công trình được công bố trên Tạp chí Physical Review Lettters, là tạp chí khoa học hàng đầu thế giới của ngành Vật lý. Công trình thể hiện 3 kết quả đột phá về hướng nghiên cứu, có ý nghĩa quan trọng cho phát triển công nghệ máy tính lượng tử. GS. Kieselev (đồng tác giả của công trình) nói ý tưởng của TS Nguyễn Kim Thanh là một kiệt tác tao nhã về vật lý hiện đại.

Tiến sĩ Vật lý chia sẻ xúc động khi nhận Giải thưởng Tạ Quang Bửu- Ảnh 2.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt trao Giải thưởng Tạ Quang Bửu cho 2 nhà khoa học.

PGS.TS Trần Mạnh Trí được trao giải thưởng qua cụm ba công trình được công bố trên các tạp chí khoa học thuộc top 5% hàng đầu thế giới trong các ngành kỹ thuật môi trường, độc học, sức khỏe và đột biến gen - góp phần giải quyết vấn đề cấp bách mang tính toàn cầu hiện nay là ô nhiễm môi trường do sự phát tán của các hóa chất tổng hợp.

TS Nguyễn Thị Kim Thanh có những chia sẻ xúc động tại sự kiện: "Tôi thực sự bất ngờ và xúc động khi được trao giải thưởng Tạ Quang Bửu, giải thưởng danh giá vào bậc nhất nhì của khoa học và công nghệ Việt Nam. Giải thưởng là một minh chứng cho tình yêu Vật lý dành cho tôi, hơn cả niềm mong đợi của tôi. Hôm nay, tôi có thể nói với các bạn trẻ rằng: Hãy dám sống vì đam mê, vì tình yêu của các bạn, rồi tình yêu sẽ được hồi đáp một cách xứng đáng nhất.

Tình yêu Vật lý của tôi không rõ bắt đầu từ khi nào, từ lúc học phổ thông hay đại học, tôi không dám chắc. Chỉ biết tôi cảm nhận rõ nét nhất tình yêu đó khi tôi theo đuổi nghiên cứu cùng các thầy trong nhóm hệ điện tử tương quan mạnh tại Trung tâm Vật lý Lý thuyết (TT VLLT), Viện Vật lý. Nhưng cuộc sống thì luôn không dễ dàng và tình yêu thì luôn đầy thử thách. Đã không ít lần tôi cảm thấy thất bại và muốn chuyển sang dạy học. Cho đến hiện tại, vẫn còn nhiều vấn đề mà tôi đã nghiên cứu trong một vài năm nhưng chưa hoàn thiện.

Tôi mãi không quên cảm xúc nghẹn ngào đến khó thở khi nhận được email tạp chí PRL chấp nhận đăng bài của chúng tôi. Giấc mơ năm nào đã thành hiện thực. Tình yêu Vật lý của tôi đã được đáp lại. Nhân đây, tôi cũng gửi lời cảm ơn sâu sắc đến đồng tác giả, GS Mikhail Kiselev. Ông vừa là người thầy, là cộng sự, vừa là phản biện nghiêm khắc trong nghiên cứu, đồng thời cũng là người bạn thân thiết trong cuộc sống của tôi. Tôi tự hào về sự hợp tác 16 năm và hơn nữa của chúng tôi. 

Vâng, tôi nói hơn nữa vì tôi vẫn tiếp tục nghiên cứu Vật lý chứ không ngủ vùi với hạnh phúc về một bài PRL như tôi đã nói với bạn tôi trước kia. Vẫn còn các đề tài nghiên cứu dang dở và mỗi ngày, tôi lại nhận ra rằng có nhiều vấn đề tôi có thể nghiên cứu về các mạch Kondo điện tích này. Hướng nghiên cứu này là mới và đang thu hút sự quan tâm của cả các nhà lý thuyết cũng như thực nghiệm nổi tiếng trên thế giới. Tôi luôn chào đón và sẵn sàng giúp đỡ các bạn trẻ nếu các bạn muốn dành tình yêu cho Vật lý Kondo điện tích.

Ngay lúc này đây, tôi vô cùng hạnh phúc. Nhưng sau buổi lễ này, tôi lại quay trở về tiếp tục với công việc hàng ngày. Chỉ có một điều đã mãi mãi khác đi, đó là tình yêu mà Vật lý dành cho tôi, thông qua sự đánh giá công tâm của Hội đồng ngành Vật lý và Hội đồng liên ngành, thông qua giải thưởng này, sẽ tiếp thêm rất nhiều động lực để tôi tiếp tục tình yêu Vật lý, yêu các ý tưởng, các mô hình, các phép tính, … Tôi mong chờ sẽ tiếp tục có các kết quả nghiên cứu có ý nghĩa và tầm quan trọng cao hơn nữa trong tương lai", TS Nguyễn Thị Kim Thanh chia sẻ.

Giải thưởng Tạ Quang Bửu tổ chức lần đầu tiên năm 2014 nhằm khích lệ, tôn vinh các nhà khoa học có thành tựu nổi bật trong nghiên cứu khoa học cơ bản thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên và kỹ thuật, góp phần thúc đẩy KH&CN Việt Nam hội nhập và phát triển.

Qua 10 năm triển khai, Ban Tổ chức Giải thưởng đã nhận được hơn 400 hồ sơ tham dự. Bộ trưởng Bộ KH&CN đã trao tặng Giải thưởng cho 18 nhà khoa học là tác giả của các công trình khoa học xuất sắc và 4 nhjaf khoa học trẻ. Các nhà khoa học đoạt Giải thưởng trong các năm qua là những tấm gương để các nhà khoa học Việt Nam - đặc biệt là các nhà khoa học trẻ tiếp tục nỗ lực thực hiện các nghiên cứu khoa học đỉnh cao, góp phần đưa KH&CN hội nhập và phát triển.

Năm 2024, Bộ KH&CN tiếp nhận 97 hồ sơ, trong đó có 76 hồ sơ lĩnh vực khoa học tự nhiên và kỹ thuật, 21 hồ sơ trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, 71 hồ sơ đề cử giải thưởng chính và 26 hồ sơ đề cử giải thưởng trẻ. Số lượng hồ sơ này tăng gấp đôi so với mọi năm.

Trao giải Kovalevskaia cho 2 nhà khoa học xuất sắc về nông nghiệp và hải dương họcTrao giải Kovalevskaia cho 2 nhà khoa học xuất sắc về nông nghiệp và hải dương học

SKĐS - GS.TS Hoàng Thị Thái Hòa, Đại học Huế và PGS.TS Đào Việt Hà, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam trở thành chủ nhân của giải thưởng Kovalevskaia năm 2023.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Bản tin dự báo thời tiết mới nhất hôm nay ngày 15/5 | SKĐS


Tô Hội
Ý kiến của bạn