Hà Nội

Tiền sản giật làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và suy tim

05-05-2022 06:14 | Sức khỏe sinh sản
google news

SKĐS - Tiền sản giật và sản giật là một rối loạn diễn ra ở phụ nữ có thai được đặc trưng bằng tăng huyết áp và có protein niệu. Những bà mẹ bị tiền sản giật có thể tăng nguy cơ phát triển bệnh tim sau này trong cuộc sống.

Tiền sản giật và sản giật có thể gây ra các biến chứng khi sinh, vì chúng ảnh hưởng đến việc cung cấp máu cho thai nhi. Trong chứng tiền sản giật, người mẹ bị huyết áp cao và chứng rối loạn này cũng có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của người mẹ nếu nó phát triển thành sản giật - bắt đầu co giật hoặc thậm chí hôn mê.

Một số yếu tố nguy cơ của tiền sản giật bao gồm tăng huyết áp, bệnh thận, béo phì và đa thai. Tình trạng này dường như cũng phổ biến hơn ở những phụ nữ đã từng mắc các bệnh khác, chẳng hạn như bệnh đái tháo đường, viêm khớp dạng thấp, buồng trứng đa nang và những bệnh khác.

Nghiên cứu mới cho thấy tiền sản giật có thể làm tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh tim ở người mẹ.

1. Tiền sản giật liên quan đến nguy cơ suy tim tăng gấp 4 lần

Tiền sản giật làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và suy tim - Ảnh 2.

Những phụ nữ đã từng bị tiền sản giật khi mang thai có nguy cơ bị suy tim sau này cao gấp 4 lần.

Những phụ nữ đã từng bị tiền sản giật khi mang thai có nguy cơ bị cao huyết áp, bị suy tim sau này cao gấp 4 lần. Họ cũng gặp gấp đôi nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ hoặc tử vong do biến cố tim mạch và phát triển bệnh đái tháo đường. Đối với những phụ nữ đã từng bị tiền sản giật và sinh non, sinh con nhẹ cân hoặc bị tiền sản giật nặng hơn một lần, nguy cơ mắc bệnh tim thậm chí có thể cao hơn. 

Mặc dù vẫn chưa biết liệu nguy cơ là do tiền sản giật hay người phụ nữ đã có sẵn tiền sản giật hay chưa, nhưng những nguy cơ này lần đầu tiên xuất hiện trong những năm sau một thai kỳ phức tạp. 

Nghiên cứu này không có nghĩa là thai phụ chắc chắn sẽ phát triển các vấn đề về tim nếu bị tiền sản giật, nhưng đối với một số phụ nữ, việc mang thai có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm cho bệnh tim trong tương lai. Vì vậy, phụ nữ cần thực hiện thay đổi ngay bây giờ để có một ngày mai khỏe mạnh hơn. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng có nhiều cách để phụ nữ bảo vệ sức khỏe tim mạch của họ và của gia đình họ.

Nhiều yếu tố nguy cơ của tiền sản giật và các tình trạng khác ảnh hưởng đến huyết áp và tim bao gồm tiền sử gia đình bị tăng huyết áp, bệnh tim và đái tháo đường.

Mặc dù không thể thay đổi tiền sử gia đình, nhưng có thể áp dụng lối sống lành mạnh để giảm đáng kể các yếu tố nguy cơ như hút thuốc, người thừa cân hoặc béo phì, huyết áp cao (lớn hơn 140/90 mm hg), đường trong máu cao, chất béo trung tính trong máu cao (một loại chất béo), chỉ số HDL thấp (là một trong các yếu tố chính làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch. 

Việc thiếu hụt HDL cholesterol sẽ thúc đẩy nhanh quá trình hình thành và phát triển của các mảng xơ vữa bên trong lòng mạch, dẫn đến các biến chứng nguy hiểm).

2. Làm gì để giảm thiểu rủi ro bệnh tim và suy tim?

Nếu bị tiền sản giật, có thể điều chỉnh lối sống ngay bây giờ để giảm nguy cơ mắc bệnh. Ngoài ra, cần đi khám bệnh thường xuyên, tư vấn bác sĩ để chăm sóc thêm theo dõi sức khỏe của tim và mạch máu. Nếu có các yếu tố nguy cơ khác ngoài tiền sử tiền sản giật, các bước này thậm chí còn quan trọng hơn. Bệnh tim cần nhiều năm để phát triển và có thể thực hiện sớm các biện pháp giảm nguy cơ mắc bệnh.

Bạn cũng có thể tiếp tục theo dõi xu hướng huyết áp của mình tại nhà bằng cách sử dụng chính xác máy đo huyết áp tại nhà.

2.1 Thay đổi lối sống

Nói chuyện với bác sĩ chuyên khoa sản về lịch sử mang thai

Hàng năm kiểm tra huyết áp, cholesterol, cân nặng và lượng đường trong máu của đối với những phụ nữ có tiền sử tiền sản giật khởi phát sớm hoặc tái phát. Các biến chứng thai kỳ khác cũng liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Cần cho bác sĩ biết:

  • Số lần mang thai và kết quả của mỗi lần
  • Từng bị tiền sản giật (hoặc huyết áp cao) trong bất kỳ lần mang thai nào và bao nhiêu lần bị ảnh hưởng
  • Từng bị đái tháo đường thai kỳ trong bất kỳ lần mang thai nào, điều này làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường sau này trong cuộc sống
  • Những lần sinh con trước sinh ra trước ngày dự sinh hơn ba tuần
  • Những lần sinh con trước con nặng dưới 2,2kg

Ngoài ra cần tăng cường hoạt động thể chất: Đi bộ 30 phút mỗi lần, nên đi 5 lần/ tuần và thực hiện các bài tập tăng cường cơ bắp từ 2 lần trở lên mỗi tuần. Có thể khiêu vũ, yoga hoặc một số hoạt động thể chất khác sau khi bác sĩ tư vấn và đồng ý.

Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh: Ăn một chế độ ăn nhiều chất xơ, rau và trái cây và ít chất béo giúp giảm huyết áp. Ngay cả khi không bị tăng huyết áp, chế độ ăn này sẽ giúp bạn hình thành thói quen ăn uống lành mạnh và có thể ngăn ngừa hoặc trì hoãn sự phát triển của bệnh tăng huyết áp trong tương lai. Chế độ ăn uống hợp lý có thể làm giảm các yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim.

Tiền sản giật làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và suy tim - Ảnh 4.

Chế độ ăn uống lành mạnh, nhiều rau xanh nhằm hạn chế các bệnh cao huyết áp, đái tháo đường... để giảm rủi ro tiền sản giật.

Trọng lượng cơ thể: Chỉ số khối cơ thể (BMI) là trọng lượng cơ thể so với chiều cao. Chỉ số BMI khỏe mạnh là từ 18,5 đến 25. Chỉ số BMI lớn hơn 25 có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Nếu chỉ số BMI cao, hãy nói chuyện với bác sĩ về các cách khác nhau để giảm cân.

Không hút thuốc lá và không gần người hút thuốc: Nếu hút thuốc lá hãy dừng hút, nên cố gắng tránh khói thuốc thụ động. Thuốc lá làm tăng huyết áp và làm hỏng mạch máu.

2.2 Các chỉ số cần thiết để phát hiện sớm nguy cơ tiền sản giật

Huyết áp: Huyết áp khỏe mạnh là khoảng 120/80 mm Hg hoặc thấp hơn. Nếu huyết áp cao hơn, hãy đi khám chuyên khoa tim mạch để được bác sĩ hướng dẫn các cách để giảm huyết áp bao gồm điều chỉnh lối sống và chế độ ăn uống. Bác sĩ cũng có thể kê đơn thuốc cho những trường hợp huyết áp cao hơn.

Cholesterol: Bác sĩ sẽ tư vấn, hướng dẫn việc theo dõi lượng cholesterol. Nếu ở mức cao, bác sĩ sẽ hướng dẫn cách có thể hạ thấp. Chế độ ăn uống bao gồm axit béo omega 3. Trong một số trường hợp, có thể bác sĩ sẽ kê các loại thuốc.

Các mức tối ưu:

  • Cholesterol toàn phần: dưới 200 mg / dl
  • LDL (cholesterol xấu): dưới 100 mg / dl
  • HDL (cholesterol tốt): hơn 50 mg / dl
  • Triglycerid: dưới 150 mg / dl

Đường huyết: Nói chuyện với bác sĩ về việc tầm soát bệnh đái tháo đường.

Mặc dù chứng tiền sản giật sẽ tự khỏi sau khi sinh, nhưng để lại những hậu quả lâu dài đối với sức khỏe. Vì vậy, phụ nữ có tiền sử tiền sản giật có nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp và bệnh tim cần thực hiện các biện pháp để giảm nguy cơ mắc bệnh tim, suy tim sau này.

Ngày càng nhiều người mắc đái tháo đường, phụ nữ mang thai ngừa bệnh thế nào?Ngày càng nhiều người mắc đái tháo đường, phụ nữ mang thai ngừa bệnh thế nào?

SKĐS - Bệnh đái tháo đường (tiểu đường) là một bệnh chuyển hóa gây ra lượng đường trong máu cao. Bệnh có diễn tiến âm thầm và nguy hiểm, gây nhiều biến chứng nặng nề ở các cơ quan trong cơ thể. Phụ nữ mang thai cũng là một trong số nhóm người có nguy cơ mắc bệnh.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Người bệnh đái tháo đường có nên ăn xoài?


Bác sĩ Lê Quang Dương
Ý kiến của bạn