Hà Nội

Tiền sản giật - Biến chứng nguy hiểm của tăng huyết áp thai kỳ không nên chủ quan

23-04-2022 10:00 | Sức khỏe sinh sản
google news

SKĐS - Hầu hết những người bị tiền sản giật đều sinh con khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu không được điều trị, nó có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng cho cả mẹ và con.

Tiền sản giật được xác định là do tăng huyết áp và lượng protein trong nước tiểu tăng cao, có thể xảy ra sau tuần thứ 20 của thai kỳ. Một đặc điểm khác của tiền sản giật là tình trạng tổn thương gan hoặc thận. Đôi khi, tiền sản giật có thể xảy ra sau khi sinh. Đây được gọi là chứng tiền sản giật sau sinh. 

Tiền sản giật xảy ra ở 8% bà mẹ mang thai trên khắp thế giới, và các trường hợp ở Hoa Kỳ đã tăng khoảng 25% kể từ những năm 1980.

https://suckhoedoisong.vn/thai-phu-40...

1. Các triệu chứng của tiền sản giật

Các dấu hiệu của tiền sản giật bao gồm huyết áp cao, còn được gọi là tăng huyết áp và protein niệu, là tình trạng mức độ cao của protein trong nước tiểu. Lượng protein sẽ là khoảng 300 miligam (mg) trong quá trình thu thập nước tiểu 24 giờ trong trường hợp tiền sản giật. Nhiều người không có triệu chứng gì rõ rệt. Ngay cả khi những dấu hiệu xảy ra, rất khó để nhận ra chúng là dấu hiệu của chứng tiền sản giật. Tình trạng này thường được nghi ngờ vì đo mức huyết áp và xét nghiệm nước tiểu trong cuộc hẹn định kỳ với bác sĩ sản khoa của bạn.

Tiền sản giật - biến chứng nguy hiểm của tăng huyết áp thai kỳ không nên chủ quan - Ảnh 2.

Những dấu hiệu điển hình của tiền sản giật bao gồm: tăng huyết áp, protein niệu và phù chân tay hoặc mặt.

Các triệu chứng thường gặp của tiền sản giật có thể bao gồm:

  • Đau đầu liên tục không dứt
  • Hụt hơi
  • Nhìn mờ, nhìn thấy các điểm hoặc các thay đổi về thị lực khác
  • Đau ở bụng trên hoặc đau vùng vai
  • Buồn nôn và ói mửa
  • Tăng cân đột ngột
  • Sưng phù tay chân hoặc mặt
  • Cảm giác lâng lâng

Khi tiền sản giật tiến triển thành các dạng nặng hơn, các dấu hiệu và triệu chứng bổ sung có thể bao gồm:

  • Chức năng gan hoặc thận bất thường
  • Đau bụng
  • Đau đầu dữ dội
  • Huyết áp từ 140/90 mmHg trở lên
  • Thay đổi tầm nhìn
  • Dịch trong phổi
  • Giảm số lượng tiểu cầu trong máu
  • Co giật

2. Nguyên nhân gây tiền sản giật

Hiện nay các chuyên gia sản phụ khoa cũng chưa khẳng định được chính xác nguyên nhân gây ra tiền sản giật. Những thay đổi trong nhau thai là lý thuyết hàng đầu vì nhau thai tạo ra protein và một số chất khác đi vào máu của người mẹ. Protein và các chất khác được tạo ra bởi nhau thai được cho là đóng một vai trò quan trọng trong sự tiến triển của thai kỳ và thậm chí cả quá trình chuyển dạ.

Tiền sản giật - biến chứng nguy hiểm của tăng huyết áp thai kỳ không nên chủ quan - Ảnh 3.

Hiện tượng phù chân ở phụ nữ mang thai có thể là dấu hiệu của tiền sản giật.

- Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ tiền sản giật bao gồm:

  • Rối loạn tự miễn dịch
  • Vấn đề về mạch máu
  • Chế độ ăn uống của bạn
  • Di truyền

- Bạn có nhiều nguy cơ mắc chứng tiền sản giật khi có các yếu tố sau:

  • Mang thai lần đầu
  • Tiền sử tiền sản giật trong lần mang thai trước đây
  • Đa thai (sinh đôi trở lên)
  • Tiền sử gia đình bị tiền sản giật
  • Béo phì
  • Trên 35 tuổi
  • Tiền sử bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp hoặc bệnh thận trước khi mang thai
  • Tiền sử bệnh tuyến giáp

3. Xử trí thế nào?

Tiền sản giật - biến chứng nguy hiểm của tăng huyết áp thai kỳ không nên chủ quan - Ảnh 4.

Kiểm soát chặt chẽ mức huyết áp khi mang thai giúp ngăn ngừa biến chứng tiền sản giật.

Khi bác sĩ làm các xét nghiệm chẩn đoán tiền sản giật ở bà mẹ, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng để có hướng xử trí thích hợp.

- Thông thường, tiền sản giật thường tự hết sau khi sinh em bé và sổ nhau thai ra. Cũng có trường hợp tiền sản giật xảy ra sau khi sinh trong vòng vài giờ.

- Khi ở tuần thai thứ 37, em bé đã đủ phát triển để khỏe mạnh bên ngoài bụng mẹ. Bác sĩ có thể đề nghị sinh sớm để chứng tiền sản giật không trở nên tồi tệ hơn.

- Nếu em bé chưa phát triển đầy đủ và bà mẹ bị tiền sản giật nhẹ, bà mẹ có thể được theo dõi sức khỏe tại nhà cho đến khi em bé đủ trưởng thành.

- Khi những dấu hiệu tiền sản giật trở nên nghiêm trọng hơn, bác sĩ sẽ yêu cầu mổ lấy thai gấp để đảm bảo an toàn cho bà mẹ:

  • Chỉ số huyết áp tâm trương 110 mmHg trở lên hoặc chỉ số huyết áp tâm thu 160 mmHg trở lên trong 2 lần đo cách nhau ít nhất 4 giờ hoặc huyết áp của bạn vẫn tăng và cần phải bắt đầu dùng thuốc.
  • Kết quả xét nghiệm chức năng gan bất thường.
  • Đau đầu dữ dội.
  • Đau bụng.
  • Động kinh hoặc thay đổi chức năng tâm thần.
  • Tràn dịch màng phổi.
  • Hội chứng HELLP, đề cập đến một nhóm các triệu chứng bao gồm tán huyết (phá hủy các tế bào hồng cầu), tăng men gan và số lượng tiểu cầu thấp.
  • Số lượng tiểu cầu thấp hoặc chảy máu bất thường.
  • Các xét nghiệm chức năng thận bất thường hoặc xấu đi.

4. Cần làm gì để giảm nguy cơ tiền sản giật khi mang thai?

Tiền sản giật có thể là một biến chứng nguy hiểm của thai kỳ, nhưng bác sĩ có thể giúp bạn đưa ra phương án xử trí nếu nó xảy ra. Phụ nữ mang thai bị tiền sản giật cần được theo dõi chặt chẽ về hỗ trợ vững chắc để giúp bạn và con bạn được an toàn. Đi khám thai và kiểm tra các chỉ số huyết áp, chỉ số máu, nước tiểu thường xuyên là điều bạn cần thực hiện. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc kiểm soát tình trạng của mình tại nhà, bác sĩ có thể yêu cầu bạn nhập viện để được chăm sóc tốt hơn.

Tiền sản giật - biến chứng nguy hiểm của tăng huyết áp thai kỳ không nên chủ quan - Ảnh 5.

Khám thai định kỳ là một cách đảm bảo an toàn cho bà mẹ và thai nhi trong suốt thai kỳ.

Những người mắc chứng tiền sản giật khi mang thai có nguy cơ cao bị các bệnh tim mạch sau này. Bạn cần được bác sĩ tư vấn về những rủi ro của bạn và các bước bạn có thể làm để bảo vệ sức khỏe của mình sau khi sinh.

Mặc dù không có phương pháp nào chắc chắn có thể ngăn ngừa chứng tiền sản giật nhưng bạn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh bằng cách duy trì cân nặng hợp lý từ trước và trong suốt quá trình mang thai. Thường xuyên vận động hoặc tập thể dục phù hợp, đều đặn và thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh để tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Đi khám thai định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ sản khoa. Tự theo dõi những thay đổi bất thường trên cơ thể trong quá trình mang thai và báo với bác sĩ nếu thấy nghi ngờ.

Bộ Y tế hướng dẫn sàng lọc và điều trị dự phòng tiền sản giậtBộ Y tế hướng dẫn sàng lọc và điều trị dự phòng tiền sản giật

SKĐS - Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn vừa ký Quyết định số 1911/QĐ-BYT về việc ban hành tài liệu Hướng dẫn Sàng lọc và điều trị dự phòng tiền sản giật trước bối cảnh dù đã có những nỗ lực trong quản lý giai đoạn tiền sản nhưng tiền sản giật (TSG) vẫn là một trong những gánh nặng bệnh tật trong công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em.

Xem thêm video đang được quan tâm

Lợi ích của việc khám sức khỏe tiền hôn nhân.


Thiên Châu
(Theo MedicineNet)
Ý kiến của bạn