Hà Nội

Tiền mãn kinh và rối loạn tiền đình: “Cặp đôi oan gia” sau tuổi 40

27-03-2021 14:00 | Y học 360
google news

SKĐS - Bên cạnh những “cửa ải” bốc hỏa, khó ngủ do tiền mãn kinh gây ra, các chị em còn phải đối mặt tình trạng rất thường gặp ở độ tuổi này đó là hội chứng rối loạn tiền đình. Điều này khiến chất lượng sống của các chị em suy giảm, luôn trong trạng thái cáu kỉnh, mệt mỏi.

Tiền mãn kinh rối loạn tiền đình = tàn phá sự dẻo dai của người phụ nữ

Bước vào tuổi tiền mãn kinh, những cơn bốc hỏa, tình trạng khô âm đạo, khó ngủ trong đêm khiến người phụ nữ trở nên mệt mỏi, nóng nảy và luôn cảm thấy khó chịu.

Nhưng điều đáng lo là, đây cũng là thời điểm hội chứng rối loạn tiền đình “canh me” mà ra tay. Thời gian đầu, các triệu chứng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt chỉ xuất hiện với tần suất nhỏ, chỉ cần nghỉ ngơi là hết nhưng càng về sau càng dày hơn, khiến chị em mất thăng bằng, buồn nôn, nôn… Lúc này đi khám mới biết là do rối loạn tiền đình. “Cặp đôi oan gia” này thường xuất hiện cùng nhau dẫn đến chất lượng sống suy giảm, kém nhuận sắc, sự tự tin của người phụ nữ vì thế mà cũng tan biến.

Nguyên nhân là do, từ sau 40 tuổi buồng trứng dần giảm chức năng và bắt đầu mất quân bình về nội tiết tố. Estrogen - “nhựa sống” của phái nữ thiếu hụt, không có progesterone, kéo theo nhiều rối loạn trong cơ thể, trong đó có rối loạn tiền đình.

image001 (2)

Sự thay đổi nội tiết tố, tác động tâm lý khiến phụ nữ tuổi tiền mãn kinh gặp phải rối loạn tiền đình (Ảnh minh họa)

Bên cạnh đó, những thay đổi tâm lý ở tuổi tiền mãn kinh kéo theo giấc ngủ không trọn vẹn, lâu dần dễ dẫn đến stress, trầm cảm. Đồng thời do các rối loạn chuyển hóa chất bên trong dạ dày làm cho các chị em dễ tăng cân, béo phì và loãng xương ảnh hưởng đến hoạt động về xương, các bệnh thoái hóa cột sống ở lưng hay cổ cũng vì thế mà hình thành. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra hội chứng rối loạn tiền đình ở tuổi tiền mãn kinh.

Ngoài ra, hệ thống tiền đình của người phụ nữ có thể bị tổn thương do nhiều bệnh lý gây ra, chẳng hạn như hẹp động mạch cảnh, xơ vữa động mạch, cao huyết áp, khối u trong hộp sọ như u não, u tiểu não, u dây thần kinh số 8…

Đối phó với chứng rối loạn tiền đình sau tuổi 40 thế nào? 

Hội chứng tiền đình thường xuất hiện với cơn cấp tính. Biểu hiện rõ nhất của hội chứng này là các cơn chóng mặt, cảm thấy mọi thứ đảo lộn, lộn nhào, tương tự như trạng thái khi chúng ta quay một vòng xong rồi dừng lại, buồn nôn, nôn.

Nặng hơn có thể có các triệu chứng mất thăng bằng, không giữ được tư thế, bước đi khó khăn, dễ ngã… Tình trạng chóng mặt sẽ tăng nếu cử động hay xoay đầu nhanh. Đặc biệt, cơn rối loạn tiền đình thường xảy ra từng đợt, nhất là khi một yếu tố thuận lợi nào đó kích thích, như nghe tiếng động mạnh, âm thanh lớn khó chịu, cãi vã, xung đột, đi xa trên các phương tiện giao thông và rất dễ tái phát khi nguyên nhân chưa được giải quyết.

Nhiều chị em bỗng thấy hoảng loạn khi được chẩn đoán rối loạn tiền đình ngay trong giai đoạn này. Nhưng thực tế, tiền mãn kinh hay mãn kinh không phải căn bệnh đáng sợ, đó là điều tất yếu mà bất kỳ quý cô nào cũng phải trải qua để đón nhận khởi đầu mới không kém phần thăng hoa. Hội chứng rối loạn tiền đình hoàn toàn có thể đẩy lùi được, nếu chúng ta tìm được nguyên nhân và xử trí đúng cách. Việc giải quyết hiệu quả rối loạn tiền đình sẽ góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, san sẻ gánh nặng trong giai đoạn tiền mãn kinh cho người phụ nữ.

Vì vậy, khi có các triệu chứng bất thường cần đi khám và được chẩn đoán với các bác sĩ có chuyên môn, không nên tự ý dùng thuốc hoặc nghe mách bảo của người khác. Dựa trên bệnh sử, kết quả khám lâm sàng và các xét nghiệm chẩn đoán, bác sĩ có thể lựa chọn phương pháp điều trị rối loạn tiền đình phù hợp, từ thay đổi lối sống cho đến điều trị bằng thuốc, phẫu thuật.

image002 (1)

Phụ nữ tuổi tiền mãn kinh nên uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, tránh bia rượu, thuốc lá (Ảnh minh họa)

Người bị rối loạn tiền đình nên chú ý hoạt động vùng đầu, cổ cẩn thận; không nên quay cổ đột ngột hoặc đứng lên ngồi xuống quá nhanh. Cần cố gắng giảm căng thẳng, âu lo; tránh đọc sách báo khi ngồi ô tô; nên ngồi hoặc nằm ngay xuống khi thấy chóng mặt; uống đủ 2 lít nước mỗi ngày; tránh để cơ thể thiếu nước; hạn chế uống bia, rượu, hút thuốc lá.

Người dễ bị hội chứng tiền đình thường phải dùng thuốc phòng ngừa trước khi đi tàu xe. Nên tránh tập trung vào các dấu hiệu của bệnh bằng cách chú ý vào một việc khác như nghe nhạc, kể chuyện vui, thậm chí nếu ngủ được thì càng tốt. Ngoài ra, có những biện pháp như dán cao, bôi dầu... cũng giúp tránh xuất hiện cơn. Trước khi đi chỉ ăn nhẹ, không ăn nhiều chất nặng mùi hay quá no.

Khi không tự kiềm chế được, phải biết xử lý tốt cơn chóng mặt cấp tránh tai nạn. Phải ngưng điều khiển các phương tiện có động cơ hay những công việc nguy hiểm. Có thể dùng thuốc chống nôn hay cắt cơn. Loại bỏ ngay các dụng cụ để chứa chất nôn vì có thể là yếu tố gây kích thích nôn tiếp. Nên ngồi ở vị trí thoáng gió, chắc chắn, tránh di chuyển vì rất dễ ngã gây chấn thương. Sau cơn có thể cho dùng thêm ít nước đường hay khoáng chất. Khi cơn nặng kéo dài, nhất là những trường hợp có nguyên nhân bệnh của tai mũi họng hay não cần nhập viện để được điều trị tích cực hơn.

Nếu các chị em bị hội chứng rối loạn tiền đình nhiều lần nên đi khám để được hướng dẫn tập những bài vật lý trị liệu giúp bù trừ sự mất cân bằng của hệ thống tiền đình. Bài tập sẽ giúp gia tăng sự thích nghi với việc thay đổi tư thế, tăng khả năng duy trì thăng bằng khi đứng, đi, lắc lư hay xoay chuyển.

Những bài tập sẽ thường bắt đầu với tốc độ chậm, xoay chuyển ít, sau đó nhanh dần và độ xoay chuyển ngày càng rộng hơn. Những bài tập này đã được chứng minh là rất có lợi cho sự thích nghi của hệ thống tiền đình với thay đổi tư thế theo thời gian. Nhiều người bệnh thậm chí có thể bỏ hẳn thuốc sau một thời gian tập luyện kiên trì.

Lưu ý, không nên ăn những thực phẩm chứa nhiều chất béo bởi đây chính là nguyên nhân khiến lượng cholesterol trong máu tăng, ảnh hưởng tới việc điều trị bệnh. Nên ăn thịt nạc, ít ăn thịt đỏ, khi ăn thịt gia cầm thì nên bỏ da. Khi dùng sữa nên chọn các loại sữa tách béo.

Ngoài ra, để giảm nguy cơ rối loạn tiền đình tái phát ở tuổi tiền mãn kinh, các chị em nên xây dựng lối sống lành mạnh, tránh căng thẳng, mệt mỏi, bổ sung đầy đủ vi chất dinh dưỡng. Song song đó, ở tuổi này các chị em cũng cần sử dụng các loại thuốc hoạt huyết dưỡng não giúp tăng cường tuần hoàn đến não, điều này mang lại giấc ngủ sâu hơn, trao đổi chất của cơ thể linh hoạt hơn.

image003 (1)

Hãy để Hoạt huyết dưỡng não Traphaco đồng hành cùng các chị em đi qua “cơn giống tố của cuộc đời”

Hoạt huyết dưỡng não Traphaco được sản xuất hoàn toàn từ đinh lăng và bạch quả sạch đạt chuẩn GACP-WHO giúp dược tính của thuốc được phát huy tối đa, mang đến hiệu quả vượt trội cho sản phẩm, tạo chỗ đứng vững chắc trên thị trường thuốc dưỡng não trong suốt hơn 20 năm qua. Thuốc có tác dụng tăng tuần hoàn máu lên não, điều trị hiệu quả rối loạn tiền đình, phòng và điều trị suy giảm trí nhớ với các biểu hiện: đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ, ù tai, mất thăng bằng, căng thẳng thần kinh và phòng ngừa tai biến mạch máu não.

image004 
Tham khảo thêm tại: https://traphacoshop.com/hoat-huyet-duong-nao-5-vi-bao-phim.html

Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.

Ý kiến của bạn