Các phát hiện đã được xuất bản trên Tạp chí Y học New England ngày 5/8/2021.
Tiêm vaccine trong các viện dưỡng lão giúp giảm tỷ lệ mắc COVID-19.
Các nhà nghiên cứu từ Trường Y tế Công cộng của Đại học Brown, Genesis HealthCare và Trường Y Warren Alpert của Đại học Brown đã sử dụng dữ liệu hồ sơ sức khỏe điện tử từ 280 viện dưỡng lão trên 21 tiểu bang của Hoa Kỳ.
Họ đã đo lường số lượng cư dân mới xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 trong khoảng thời gian từ ngày 15/2 đến ngày 31/3 trên 3 nhóm - những người đã nhận được ít nhất một liều vaccine (18.242 cư dân), những người đã nhận cả hai liều (13.048 cư dân), và những người chưa tiêm bất kỳ loại vaccine nào (3.990 cư dân).
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng số ca mắc COVID-19 ít hơn ở cả những người đã được tiêm phòng và những người chưa được tiêm phòng trong suốt thời gian nghiên cứu.
Trong số những người được tiêm chủng, số ca mắc mới giảm từ 4,5% (822 ca trong vòng 2 tuần kể từ liều đầu tiên) xuống 1,4% (250 ca sau 2 tuần) và từ 1,0% (130 ca trong vòng 2 tuần sau liều thứ 2) xuống còn 0,3% (38 trường hợp sau 2 tuần).
Những người chưa được chủng ngừa cũng giảm đáng kể số ca mắc mới - 4,3% (173 ca trong vòng 2 tuần sau khi tiêm phòng đầu tiên) xuống còn 2,4% (97 ca sau 2 tuần).
Các nhà nghiên cứu gợi ý rằng, việc bao phủ rộng rãi vaccine trong một cơ sở, cùng với khẩu trang và các biện pháp phòng ngừa khác cũng là những biện pháp bảo vệ cho những cư dân chưa được tiêm phòng.
Những phát hiện này chứng minh khả năng thực tế của vaccine mRNA trong dân số viện dưỡng lão, một nhóm có nguy cơ cao, trong việc giảm các ca nhiễm trùng mới. Những kiểm tra bổ sung có thể làm rõ tác động của tỷ lệ tiêm chủng của nhân viên viện dưỡng lão đối với người dân.
Mặc dù số ca mắc mới giảm khi tiêm chủng, nhưng sự hiện diện của bất kỳ ca mới nào cũng cho thấy sự cần thiết phải tiếp tục nỗ lực tiêm chủng và các biện pháp phòng ngừa khác.
Xem thêm video đang được quan tâm
KHẨN- Hà Nội chính thức kéo dài giãn cách theo chỉ thị 16 thêm 15 ngày.