1. Vaccine phòng ngừa những type HPV gây bệnh phổ biến nhất
HPV là từ viết tắt của Human Papilloma Virus - loại virus gây u nhú ở người lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhất thế giới hiện nay và là yếu tố có liên quan đến 90% các trường hợp ung thư cổ tử cung.
HPV không chỉ là một chủng virus mà nó có hơn 100 chủng khác nhau nhưng không phải tất cả trong số đó đều gây bệnh nghiêm trọng. Một số chủng virus chỉ gây ra mụn ở bộ phận sinh dục và hậu môn. Một số chủng nguy hiểm có thể xâm nhập, gây bệnh ở bên trong cơ quan sinh dục và trở thành nguyên nhân gây nên các loại ung thư ở cổ tử cung, hậu môn và các bộ phận sinh dục khác.
Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, HPV được chia thành 2 nhóm chính là HPV nguy cơ thấp và HPV nguy cơ cao.
Một số loại HPV có thể gây ra mụn cóc (u nhú) trên hoặc xung quanh bộ phận sinh dục và hậu môn của cả nam và nữ, ở cổ tử cung, âm đạo phụ nữ. Những loại HPV này hiếm khi gây ung thư nên chúng được gọi là virus nguy cơ thấp.
Một số loại HPV khác được cho là có nguy cơ cao vì chúng có nhiều khả năng phát triển thành ung thư theo thời gian. Các loại HPV nguy cơ cao phổ biến bao gồm HPV 16 và 18.
Nhiễm HPV không có cách điều trị nhưng có vaccine phòng ngừa. Hiện nay đã có vaccine phòng ngừa những type HPV gây bệnh phổ biến nhất và việc tiêm vaccine HPV kết hợp với khám tầm soát định kỳ là biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhất.
2. Tiêm vaccine HPV có hiệu quả không nếu đã bị nhiễm virus HPV?
Câu trả lời là có, vì có nhiều chủng HPV nên tiêm vaccine vẫn là biện pháp có hiệu quả. Vaccine HPV có hiệu quả cao trong việc ngăn ngừa các chủng HPV gây ra hầu hết các loại ung thư cổ tử cung trên toàn thế giới.
Hầu hết những người bị HPV không có kết quả xét nghiệm dương tính với tất cả các chủng. Mặc dù vaccine này có hiệu quả nhất đối với những người trẻ tuổi trước khi họ hoạt động tình dục nhưng một số người lớn vẫn có thể chọn tiêm vaccine HPV để bảo vệ họ khỏi các chủng mà họ chưa từng tiếp xúc.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ, vaccine HPV có khả năng sinh miễn dịch cao. Hơn 98% người tiêm vaccine có phản ứng kháng thể với các loại HPV có trong từng loại vaccine sau 1 tháng hoàn thành một loạt vaccine đầy đủ. Hiệu quả cao ở những người không có bằng chứng nhiễm trùng trước đó với các loại vaccine HPV. Không có bằng chứng về hiệu quả chống lại bệnh do các loại HPV mà người tham gia đã bị nhiễm tại thời điểm tiêm chủng. Nhiễm trùng trước đó với một loại vaccine HPV không làm giảm hiệu quả của vaccine chống lại các loại vaccine HPV khác.
3. Thời điểm tốt nhất để tiêm vaccine HPV
Không có cách nào chắc chắn để ngăn ngừa nhiễm tất cả các loại HPV khác nhau nhưng có biện pháp để giảm nguy cơ bị nhiễm bệnh. Ngoài ra còn có vaccine bảo vệ người trẻ khỏi các loại virus HPV có liên quan đến ung thư và mụn cóc sinh dục.
Vaccine phòng HPV hoạt động tốt nhất nếu được tiêm trước khi tiếp xúc với HPV. Vì vậy, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo nên tiêm phòng cho các bé gái từ 9-14 tuổi, khi hầu hết chưa bắt đầu hoạt động tình dục. Trẻ lớn hơn, thanh thiếu niên và thanh niên dưới 26 tuổi cũng có thể được hưởng lợi từ việc tiêm phòng HPV. Cần tiêm đầy đủ theo đúng lịch để đảm bảo hiệu lực của vaccine.
Vaccine HPV phòng ngừa ung thư cổ tử cung ban đầu được khuyên dùng cho các bé gái nhưng hiện nay, tiêm phòng HPV được khuyến nghị cho tất cả trẻ em trong độ tuổi, bất kể giới tính. Các bé trai trong độ tuổi dậy thì cũng có thể tiêm loại vaccine này.
Tháng 05/2024, Bộ Y tế đã mở rộng chỉ định tiêm vaccine Gardasil 9 ngừa HPV cho người 27-45 tuổi. Theo đó, thay vì giới hạn 9-26 tuổi như trước, Bộ Y tế khuyến nghị người từ 27 đến 45 tuổi có thể tiêm vaccine HPV.
Xem thêm video đang được quan tâm:
Lý do quan hệ tình dục sớm làm tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung.