Tiêm vaccine, giảm nguy cơ bị các triệu chứng sau khi mắc COVID-19

10-09-2021 15:58 | Vaccine
google news

SKĐS - Nghiên cứu cho thấy, những người trưởng thành được tiêm vaccine đầy đủ ít có nguy cơ bị COVID-19 kéo dài nếu họ không may bị nhiễm SARS-CoV-2 đột phá.

COVID-19 kéo dài vẫn đang là bí ẩn 

COVID-19 kéo dài là tình trạng một bệnh nhân đã khỏi bệnh COVID-19 nhưng vẫn gặp các triệu chứng như khó thở, cơ bắp yếu, mệt mỏi, tâm thần không ổn, rối loạn nhịp tim... Những triệu chứng này xuất hiện nhiều tháng sau khi người bệnh xét nghiệm âm tính với virus. Cho đến nay, COVID-19 kéo dài vẫn là một bí ẩn của đại dịch, và đang được các nhà khoa học khắp thế giới tập trung nghiên cứu. 

Tiêm đủ hai mũi vaccine, giảm nguy cơ mắc COVID-19 kéo dài - Ảnh 1.

Người trưởng thành được tiêm vaccine đầy đủ ít có nguy cơ bị COVID kéo dài.

Khoảng 15% bệnh nhân mắc COVID-19 vẫn có một số triệu chứng sau 12 tuần, thậm chí dài hơn. Phụ nữ và bệnh nhân lớn tuổi có nhiều khả năng bị ảnh hưởng hơn, song nam giới và trẻ em cũng có nguy cơ mắc hội chứng này.

Tăng nguy cơ tử vong ở bệnh nhân mắc COVID -19 kéo dàiTăng nguy cơ tử vong ở bệnh nhân mắc COVID -19 kéo dài

SKĐS - Theo một nghiên cứu của Mỹ gần đây, những người mắc chứng "COVID -19 kéo dài" có nguy cơ tử vong cao hơn đáng kể trong vòng sáu tháng sau khi nhiễm SARS-CoV-2.

Một nghiên cứu lớn do các nhà nghiên cứu Đại học King's College London dẫn đầu đã phát hiện ra rằng những người trưởng thành được tiêm vaccine đầy đủ ít có nguy cơ bị COVID kéo dài hơn nếu họ có bị nhiễm SARS-CoV-2 đột phá.

Nghiên cứu xuất phát từ một dự án khổng lồ có tên là Nghiên cứu triệu chứng Zoe COVID, khởi động vào đầu năm 2020, được công bố trên Tạp chí Bệnh truyền nhiễm Lancet, đã xem xét các đặc điểm của nhiễm trùng COVID-19 kéo dài trong một nhóm lớn được tiêm vaccine.

Dữ liệu được thu thập từ gần 1 triệu đối tượng so với nhóm  đối chứng không được tiêm chủng. Nghiên cứu cho thấy những cá nhân được tiêm chủng bị nhiễm COVID-19 đột phá có nguy cơ báo cáo các triệu chứng kéo dài hơn 28 ngày thấp hơn 49%.

Nghiên cứu cũng xem xét các đặc điểm của nhiễm trùng COVID-19 ở những người được tiêm vaccine. Trong khi những người được tiêm vaccine có các triệu chứng COVID-19 tương tự, như ho, sốt và đau đầu, nhưng các triệu chứng nhẹ hơn so với các đối tượng không được tiêm chủng. Các đối tượng được tiêm vaccine cũng ít có nguy cơ bị nhiều triệu chứng hơn trong tuần đầu tiên nhiễm bệnh.

TS. Tim Spector, trưởng nhóm nghiên cứu giải thích: "Tiêm vaccine làm giảm nguy cơ bị nhiễm COVID-19 kéo dài theo hai cách. Đầu tiên, giảm nguy cơ mắc bất kỳ triệu chứng nào từ 8 đến 10 lần và sau đó giảm một nửa khả năng nhiễm trùng chuyển thành COVID kéo dài, nếu nó xảy ra. Dù thời gian xuất hiện các triệu chứng như thế nào thì chúng ta cũng thấy rằng  tiêm chủng giúp bệnh nhẹ hơn rất nhiều, vì vậy vaccine đang thực sự mang lại hiệu quả".

Phát hiện này cũng đưa ra lời nhắc nhở về tầm quan trọng của việc tiêm liều vaccine thứ hai để bảo vệ hiệu quả. Người lớn tuổi có bệnh nền vẫn có nguy cơ nhiễm COVID-19 đáng kể sau một liều vaccine, và ngay cả sau khi tiêm chủng đầy đủ.

Nhóm thuần tập dễ bị tổn thương này có nguy cơ bị bệnh do nhiễm trùng đột phá cao gấp đôi. Vì vậy, quan trọng đối với những người trong nhóm có nguy cơ cao này là nên tiêm liều thứ hai và có khả năng tiêm nhắc lại khi vaccine có sẵn.

Việc tiêm đủ hai 2 mũi vaccine làm giảm đáng kể nguy cơ nhiễm virus và nếu bạn mắc phải, sẽ hạn chế phát triển các triệu chứng COVID-19 kéo dài. Tuy nhiên, đối với người lớn tuổi nguy cơ vẫn còn đáng kể và cần được ưu tiên tiêm đủ 2 mũi vaccine.

Mời xem thêm video đang được quan tâm:

Thông điệp 5T - Pháo đài chống dịch COVID-19 trong tăng cường giãn cách xã hội.


Nhật Linh
Ý kiến của bạn