Hà Nội

Tiêm vaccine COVID-19 cho học sinh tại nhiều nơi thấp, chậm: Bộ GD&ĐT ra văn bản tăng cường phối hợp

03-11-2022 14:19 | Thời sự
google news

SKĐS - Bộ GD&ĐT vừa đề nghị các Sở GD&ĐT phối hợp với Sở Y tế và chính quyền các địa phương thường xuyên đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra công tác phối hợp tổ chức tiêm chủng phòng COVID-19 và các dịch bệnh khác cho trẻ em mầm non, học sinh trong các cơ sở giáo dục.

Đẩy mạnh tiêm vaccine cho trẻ em, xây dựng kế hoạch tiêm mũi 4Đẩy mạnh tiêm vaccine cho trẻ em, xây dựng kế hoạch tiêm mũi 4

Thủ tướng yêu cầu hoàn thành tiêm mũi 2 cho trẻ em từ 12-18 tuổi trong tháng 4; hoàn thành việc tiêm mũi 2 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi trong quý 2 và xây dựng kế hoạch tiêm mũi 4 cho đối tượng cần.

Thời gian vừa qua, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Y tế, Bộ GD&ĐT và Ủy ban nhân dân các cấp đã chỉ đạo các cơ quan quản lý giáo dục, các cơ sở giáo dục chủ động, tích cực phối hợp chặt chẽ với ngành Y tế và các cơ quan liên quan để tổ chức tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em, học sinh.

Một số địa phương có tỉ lệ tiêm vaccine mũi 1 và mũi 2 cho trẻ em từ 5 đến 11 tuổi đạt tỉ lệ cao, xấp xỉ 100% như Bắc Giang, Bắc Ninh, Hòa Bình, Điện Biên, Kon Tum, Ninh Thuận, Cà Mau, Sóc Trăng, Cần Thơ,...

Tỷ lệ tiêm vaccine COVID-19 cho học sinh tại nhiều nơi thấp, chậm: Bộ GDĐT ra văn bản tăng cường phối hợp  - Ảnh 2.

Bộ GD&ĐT yêu cầu các đơn vị tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, rà soát, lập danh sách trẻ mầm non, học sinh chưa được tiêm chủng đầy đủ để phối hợp với cơ quan y tế địa phương tổ chức tiêm chủng vaccine phòng COVD-19 đầy đủ cho trẻ mầm non, học sinh.

Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn nhiều địa phương có tốc độ tiêm chủng chậm, tỷ lệ tiêm vaccine cho trẻ em mầm non, học sinh rất thấp.

Nhằm hạn chế tối đa nguy cơ gia tăng số ca nhiễm COVID-19 trong mùa thu, đông đối với trẻ em, học sinh và hoàn thành Kế hoạch tiêm vaccine phòng COVD-19 cho trẻ em, học sinh từ 5 đến dưới 18 tuổi theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa có công văn gửi các Sở Giáo dục và đào tạo về việc tăng cường phối hợp tổ chức tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em, học sinh. Theo đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị các Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Sở Y tế chỉ đạo các cơ sở giáo dục tăng cường công tác phối hợp tổ chức tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em, học sinh.

Theo đó, các đơn vị tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, rà soát, lập danh sách trẻ em mầm non, học sinh chưa được tiêm chủng đầy đủ để phối hợp với cơ quan y tế địa phương tổ chức tiêm chủng vaccine phòng COVD-19 đầy đủ cho trẻ em mầm non, học sinh theo chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo tại Công văn số 3438/BGDĐT-GDTC về việc tăng cường phối hợp truyền thông và tiêm phòng COVID-19.

Chủ động phối hợp với cơ quan y tế và các tổ chức đoàn thể tại địa phương tổ chức tuyên truyền, tư vấn, kiên trì vận động cha mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp của trẻ em mầm non, học sinh để tạo sự đồng thuận cho trẻ em mầm non, học sinh được tiêm chủng đầy đủ theo hướng dẫn của ngành Y tế.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị các Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Sở Y tế và chính quyền các địa phương thường xuyên đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra công tác phối hợp tổ chức tiêm chủng phòng COVID-19 và các dịch bệnh khác cho trẻ em mầm non, học sinh trong các cơ sở giáo dục.

Chuyên gia chỉ cách giúp học sinh không kiệt sức khi phải thức khuya học bàiChuyên gia chỉ cách giúp học sinh không kiệt sức khi phải thức khuya học bài

SKĐS - Theo chuyên gia giáo dục Bùi Khánh Nguyên, việc thường xuyên thức khuya để học bài chỉ làm cho trẻ kiệt quệ sức lực vào ngày hôm sau và cái giá của việc học vượt "ngưỡng" chính là sự mất mát về sức khỏe, về sự phát triển thể chất, niềm vui học tập...


ĐV
Ý kiến của bạn