Tuy vậy, có thể phòng bệnh chủ động bằng cách tiêm phòng vắc-xin. Một vài phản ứng có thể xảy ra sau tiêm phòng. Mọi người cần biết để ứng phó.
Tiêm vắc-xin ngừa VNNB ở tay hay chân?
Về hình thức tiêm, vắc-xin ngừa viêm não Nhật Bản được tiêm dưới da và không bao giờ được tiêm tĩnh mạch. Cụ thể, bác sĩ có thể tiêm bắp ngay vị trí cơ delta ở bắp tay hoặc ở chân ngay vị trí mặt trước bên đùi. Tiêm viêm não Nhật Bản ở tay hay chân đều mang lại hiệu quả phòng bệnh như nhau và không có ảnh hưởng khác đến sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên, việc tiêm vắc-xin viêm não Nhật Bản ở tay hay chân còn tùy thuộc vào chỉ định của bác sĩ và sự thuận tiện về phía người được tiêm.
Về thao tác thực hiện, tất cả các động tác chuẩn bị và tiêm đều phải đảm bảo vô trùng. Tâm nút nhôm sau khi lấy ra phải được sát trùng toàn bộ bằng cồn iốt (không được mở nút cao su). Kim tiêm và bơm tiêm trước khi thực hiện phải hoàn toàn vô trùng hoặc sử dụng bơm kim tiêm dùng một lần và được sử dụng riêng cho từng người. Lọ vắc-xin được lắc kỹ trước khi dùng. Sau khi đã mở ra, vắc-xin chỉ được sử dụng trong vòng 6 giờ với điều kiện bảo quản vô trùng ở mức nhiệt độ 2 - 80C. Đối với những người có trạng thái miễn dịch tốt, nên tiêm nhắc lại trước khi có dịch viêm não Nhật Bản xảy ra.
Tiêm vắc-xin viêm não Nhật Bản có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc phòng bệnh viêm não Nhật Bản cho con trẻ ngay từ những năm tháng đầu đời. Phụ huynh cần chú ý đưa trẻ đi tiêm sớm, theo đúng lịch tiêm để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh, nhất là trong đợt cao điểm dịch bệnh.
Cần đưa trẻ đi tiêm đầy đủ đúng lịch để phòng bệnh.
Tiêm vắc-xin VNNB có thể gặp những phản ứng nào?
Đối với một loại vắc-xin cũng giống như với bất cứ loại thuốc nào đều có khả năng bị tác dụng phụ. Khi có tác dụng phụ do tiêm vắc-xin viêm não Nhật Bản, chúng thường không nghiêm trọng và sẽ tự động biến mất.
Các vấn đề nhẹ có thể gặp phải sau khi tiêm vắc-xin viêm não Nhật Bản: đau khi tiếp xúc, đỏ tấy hoặc sưng ở vị trí tiêm vắc-xin (tỷ lệ gặp khoảng 1/4 người tiêm vắc-xin viêm não Nhật Bản). Sốt (thường gặp ở trẻ em hơn so với người lớn). Đau đầu, đau cơ (thường gặp ở người trưởng thành).
Các vấn đề vừa và nghiêm trọng:
Các phản ứng nặng với vắc-xin viêm não Nhật Bản là rất hiếm gặp. Tình trạng ngất xỉu có thể xảy ra sau bất cứ thủ thuật y tế nào, kể cả tiêm vắc-xin. Nên ngồi hoặc nằm nghỉ khoảng 15 phút giúp phòng tránh nguy cơ bị ngất xỉu và các chấn thương do té ngã. Hãy nói cho bác sĩ nếu bạn cảm thấy chóng mặt, mờ mắt hoặc ù tai. Đau vai kéo dài và giảm phạm vi hoạt động của cánh tay được tiêm vắc-xin có thể xảy ra sau khi tiêm nhưng rất hiếm.
Phản ứng dị ứng nghiêm trọng sau khi tiêm vắc-xin viêm não Nhật Bản (nổi mề đay, sưng mặt và cổ, khó thở, tim đập nhanh, chóng mặt và yếu người) rất hiếm khi xảy ra, ước tính tỷ lệ chưa đến 1/1 triệu liều. Nếu có hiện tượng dị ứng, nó thường xảy ra sau khi tiêm vắc-xin vài phút đến vài tiếng.
Các trường hợp chống chỉ định tiêm vắc-xin VNNB
Các trường hợp sau không được tiêm vắc-xin viêm não Nhật Bản: Bất cứ ai có phản ứng dị ứng nặng (đe dọa tính mạng) với một liều vắc-xin viêm não Nhật Bản đều không nên tiêm liều tiếp theo. Trường hợp bị dị ứng nặng (đe dọa tính mạng) với bất cứ thành phần nào của vắc-xin viêm não Nhật Bản đều không nên dùng vắc-xin. Phụ nữ có thai không nên tiêm vắc-xin viêm não Nhật Bản. Nếu bạn có thai, hãy hỏi ý kiến bác sĩ. Người đang mắc các bệnh bẩm sinh cần hỏi ý kiến bác sĩ. Người đang mệt mỏi, sốt cao hoặc bệnh nhiễm trùng đang tiến triển. Người mắc bệnh tim, thận hoặc bệnh gan. Người bệnh tiểu đường. Bệnh nhân ung thư máu và các bệnh lý ác tính nói chung. Bà bầu bị huyết khối tĩnh mạch sâu. Đối với phụ nữ đang trong thời kỳ cho con bú: Chưa có số liệu nghiên cứu về việc tiêm vắc-xin viêm não Nhật Bản cho phụ nữ đang cho con bú, vì vậy cần cân nhắc lợi ích khi chỉ định tiêm vắc-xin cho đối tượng này.