Tiêm phòng HPV sớm, giúp ngăn ngừa ung thư cổ tử cung cao hơn

08-10-2020 08:20 | Thông tin dược học

SKĐS - Những bé gái được tiêm vắc xin HPV, có thể giảm đáng kể nguy cơ phát triển ung thư cổ tử cung ở tuổi 30.

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng trong số hơn 1,6 triệu phụ nữ trẻ Thụy Điển, (trong nghiên cứu),  những người đã tiêm vắc-xin HPV có nguy cơ được chẩn đoán mắc bệnh ung thư cổ tử cung thấp hơn khoảng 2/3 so với những người không tiêm chủng. Tỷ lệ này còn giảm hơn nữa khi tiêm vắc-xin trước tuổi 17. Trong số những phụ nữ đó, nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung thấp hơn 88%. Điều này càng làm tăng thêm sức nặng cho việc tiêm phòng HPV sớm.

HPV là một bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể gây ra mụn cóc sinh dục. Hầu hết thời gian, hệ thống miễn dịch có thể loại bỏ nhiễm trùng HPV. Nhưng một số chủng virus trở nên dai dẳng ở một số ít người - và theo thời gian, có thể dẫn đến một số bệnh ung thư.

Vì vậy, kể từ năm 2006, các chuyên gia Hoa Kỳ đã khuyến cáo rằng trẻ em gái nên tiêm vắc-xin HPV sớm nhất là 9 tuổi và 12 tuổi. Nếu bỏ lỡ thời điểm đó, các cô gái lớn hơn và phụ nữ trẻ đến 26 tuổi có thể được chủng ngừa. Lời khuyên sau đó đã được mở rộng cho các bé trai và thanh niên - vì HPV cũng có thể gây ung thư dương vật, hậu môn và cổ họng.

Tại Thụy Điển, nơi nghiên cứu mới được thực hiện, các khuyến nghị cũng tương tự và chính phủ đã chi trả cho chương trình tiêm chủng HPV tại trường học cho trẻ em gái từ 10 đến 12 tuổi kể từ năm 2012.


Bích Ngọc
Ý kiến của bạn