Tiêm phòng cúm khi mang thai - Những lầm tưởng và sự thật

10-08-2021 11:11 | Y học 360
google news

SKĐS - Những lầm tưởng bạn đã nghe về vaccine đã khiến những người có nguy cơ mắc bệnh cúm cao nhất - kể cả phụ nữ mang thai - gặp nguy hiểm rất lớn.

Phụ nữ mang thai phải đối mặt với rất nhiều quyết định. Nếu ngày dự sinh của bạn là vào khoảng mùa cúm, việc quyết định có tiêm phòng cúm hay không có lẽ là điều bạn cần quan tâm hàng đầu. Có rất nhiều ý kiến khác nhau và lầm tưởng xung quanh việc tiêm phòng cúm khi mang thai. Nếu lo lắng quá, bạn có thể dễ dàng trở nên quá tải về thông tin. 

Dưới đây là một số lầm tưởng phổ biến nhất về việc tiêm phòng cúm và sự thật. Chúng tôi cung cấp cho bạn các thông tin để giúp bạn đưa ra quyết định của mình.

Nên bỏ qua việc tiêm phòng cúm khi mang thai

Phụ nữ mang thai có hệ miễn dịch yếu hơn, tim và phổi suy yếu và dễ bị nhiễm virus như cúm. Nếu bạn đang mang thai và bị cúm, các triệu chứng của bạn có thể nghiêm trọng hơn và có thể cần đến bệnh viện.

Một số nghiên cứu cho thấy, những phụ nữ tiêm phòng cúm có thai kỳ khỏe mạnh hơn. Con của những bà mẹ được chủng ngừa cúm ít có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh hoặc các vấn đề khác mà bệnh cúm làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Nếu bạn lo lắng về việc bị ốm do tiêm, các tác dụng phụ thường gặp nhất thường nhẹ và giống với các triệu chứng giống như cảm lạnh như nhức đầu, sốt, buồn nôn và mệt mỏi.

Tiêm phòng cúm có thể dẫn đến sảy thai

Một nghiên cứu từ Viện Nghiên cứu Phòng khám Marshfield đã tìm thấy mối liên hệ giữa vaccine cúm và sảy thai - nhưng nó chỉ xuất hiện trong những điều kiện rất cụ thể. Đối với đại đa số phụ nữ mang thai, Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh Hoa Kỳ vẫn khuyến cáo nên tiêm phòng để ngăn ngừa các vấn đề nghiêm trọng khác nếu bạn bị cúm khi mang thai. Ví dụ, bị cúm khi đang mang thai làm tăng nguy cơ sinh non, có thể gây hại cho em bé.

Phụ nữ cho con bú không nên tiêm phòng cúm

Bạn hoàn toàn có thể cho con bú sau khi tiêm phòng cúm. Bằng cách giữ cho mình khỏe mạnh, bạn đang thực sự bảo vệ em bé, giống như tiêm vaccine sởi hoặc ho gà.

Bạn có thể truyền khả năng miễn dịch bằng cách truyền kháng thể qua sữa cho con bạn. Đây là một lợi ích to lớn, bởi vì trẻ em không thể tiêm phòng cúm cho đến khi chúng được 6 tháng tuổi trở lên.

Vaccine phòng cúm có chứa thủy ngân

Thimerosal là một chất bảo quản gốc thủy ngân được sử dụng trong một số loại vaccine. Tuy nhiên, hầu hết các vaccine phòng cúm không chứa bất kỳ chất gốc thủy ngân nào như thimerosal.

Một số nghiên cứu được thực hiện trên chất bảo quản này đã cung cấp dữ liệu cho thấy liều lượng thấp thimerosal trong vaccine không gây ra bất kỳ tác hại nào, mặc dù nó có thể liên quan đến các tác dụng phụ nhỏ như mẩn đỏ, sưng tấy và các phản ứng dị ứng hiếm gặp.

photo-1628483124668

Tiêm phòng cúm càng sớm càng tốt khi bạn mang thai hoặc có kế hoạch mang thai.

Vaccine cúm gây ra chứng tự kỷ ở trẻ

Đã có rất nhiều nghiên cứu chứng minh rằng vaccine không gây ra chứng tự kỷ. Các nghiên cứu không tìm thấy mối liên hệ giữa các thành phần của vaccine trong chứng rối loạn phổ tự kỷ hoặc ASD.

Vaccine cúm có an toàn cho phụ nữ mang thai không?

Cúm có thể đặc biệt nghiêm trọng trong thai kỳ. Hãy tự bảo vệ mình và thai nhi bằng cách tiêm phòng sớm.

CDC đã khẳng định nhiều lần rằng phụ nữ mang thai nên tiêm ngừa cúm để bảo vệ bản thân và thai nhi. Vaccine cúm được làm từ một loại virus bất hoạt và hoàn toàn an toàn.

Tuy nhiên, phụ nữ mang thai nên tránh sử dụng dạng xịt mũi vì nó không còn được khuyến khích.

Rất nhiều phụ nữ mang thai đã được tiêm phòng cúm trong nhiều năm. Tất cả đều an toàn cho cả mẹ và em bé. Việc tiêm vaccine có thể tạo kháng thể trong cơ thể em bé trong suốt thai kỳ và sau khi chào đời đến 6 tháng tuổi. Vì vậy, đừng ngần ngại tiêm phòng cúm nếu bạn đang mang thai - càng sớm càng tốt.

Xem thêm video đang được quan tâm

Lợi ích của việc khám sức khỏe tiền hôn nhân trước khi kết hôn.


Thiên Châu
Ý kiến của bạn