Nghiên cứu được dẫn đầu bởi GS. TS. Avram S. Bukhbinder, Trường Y McGovern, và tác giả Paul. E. Schulz, chuyên gia cao cấp về Thần kinh học tại Trường Y McGovern, đã so sánh nguy cơ mắc bệnh Alzheimer giữa những bệnh nhân có và không tiêm phòng vaccine cúm.
Kết quả của nghiên cứu phát hiện ra rằng, việc tiêm phòng vaccine cúm ở người lớn tuổi làm giảm nguy cơ phát triển bệnh Alzheimer trong nhiều năm. Sức mạnh của tác dụng bảo vệ này tăng lên theo số năm mà một người được tiêm vaccine cúm hàng năm - nói cách khác, tỷ lệ phát triển bệnh Alzheimer thấp nhất ở những người liên tục được tiêm vaccine cúm hàng năm.
Nghiên cứu trong tương lai sẽ đánh giá xem liệu việc tiêm phòng cúm có liên quan đến tỷ lệ tiến triển của triệu chứng ở những bệnh nhân đã mắc chứng sa sút trí tuệ Alzheimer hay không.
Nghiên cứu diễn ra 2 năm sau khi các nhà khoa học tìm thấy mối liên hệ giữa vaccine cúm và giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer. Họ đã phân tích một mẫu lớn hơn so với các nghiên cứu trước đó, bao gồm 935.887 bệnh nhân đã tiêm phòng cúm và 935.887 bệnh nhân không tiêm phòng.Trong các cuộc hẹn tái khám kéo dài 4 năm cho thấy, 8,5% bệnh nhân không tiêm chủng đã phát triển bệnh Alzheimer trong quá trình theo dõi.
Theo các nhà nghiên cứu, những kết quả này nhấn mạnh tác dụng bảo vệ mạnh mẽ của vaccine cúm chống lại bệnh Alzheimer. Tuy nhiên, các cơ chế cơ bản đằng sau quá trình này vẫn cần được nghiên cứu thêm.
Bệnh Alzheimer ảnh hưởng đến hơn 6 triệu người sống ở Mỹ, với số lượng người bị ảnh hưởng ngày càng tăng do dân số già hoá. Các nghiên cứu trước đây đã phát hiện ra giảm nguy cơ sa sút trí tuệ liên quan đến việc tiếp xúc trước đó với các loại vaccine ở tuổi trưởng thành, bao gồm cả vaccine uốn ván, bại liệt và herpes, ngoài vaccine cúm và các loại vaccine khác...
Mời xem thêm video đang được quan tâm:
Hậu covid- Phục hồi chức năng cho người mắc COVID-19 nhẹ và không triệu chứng