Hà Nội

Tiêm phong bế thần kinh chẩm giảm đau đầu, đau thần kinh mạn tính

12-02-2022 07:15 | Y học 360

SKĐS - Tiêm phong bế thần kinh chẩm có tác dụng giảm đau đầu và giảm đau thần kinh sau gáy. Với một số bệnh nhân, tiêm tê dây thần kinh chẩm sẽ giúp xử lý các tín hiệu đau và giảm tình trạng đau đầu mạn tính.

Nhiều người mắc các chứng bệnh đau đầu, đau vai gáy kéo dài và gặp rất nhiều phiền toái. Xin giới thiệu bài viết về phương pháp tiêm phong bế thần kinh chẩm đối với người đau đầuđau thần kinh mạn tính.

1. Thế nào là tiêm phong bế thần kinh chẩm?

Phong bế thần kinh là thủ thuật tiêm thuốc gây tê ở tại hoặc gần nhánh thần kinh/thụ thể đau nối với dây thần kinh cần thăm dò (Hình 1). 

Mũi tiêm này sẽ "phong bế" tạm thời tình trạng đau tương tự như cách nha sĩ tiêm thuốc tê để gây tê tại hàm trước khi chữa răng vậy. Tiêm có thể kèm corticosteroid nhằm giảm viêm và giảm sưng nề tại thương tổn.

Các dây thần kinh chẩm tỏa ra từ tủy sống, đi qua các cơ cổ và chạy lên vùng gáy (Hình 1). Từ các đốt sống cổ thứ hai và thứ ba cho hai đôi dây thần kinh. Đôi thần kinh chẩm lớn tỏa nhánh ra từ dây thần kinh tủy C2. Đôi dây thần kinh chẩm bé tỏa nhánh từ dây thần kinh tủy C3.

Tình trạng viêm dây thần kinh tại đây gây đau ở vùng gáy (thường đau ở một bên) và lan lên đỉnh, đầu, sang bên thái dương, ra trán hay ra mắt.

Tiêm phong bế thần kinh chẩm – cách giảm đau đối với người đau đầu, đau thần kinh mãn tính - Ảnh 2.

Hai đôi dây thần kinh chẩm, bao gồm thần kinh chẩm lớn và chẩm bé, tỏa nhánh từ các dây thần kinh tủy C2 và C3, chi phối cảm giác cho vùng gáy và đỉnh đầu. (H1)

Phong bế thần kinh có thể đi kèm tiêm điểm kích thích tại các cơ vùng cổ. Phong bế thần kinh chẩm có thể giúp giảm đau do:

  • Đau thần kinh chẩm, biểu hiện đau như điện giật, đau như bị chích, hay bỏng rát vùng sau gáy.
  • Đau vết mổ sau gáy do phẫu thuật dị dạng Chiari, hàn đốt sống C1-C2, hay mở sọ từ sau gáy.
  • Zona thần kinh sau gáy (đau thần kinh sau mắc herpes).
  • Đau đầu căng trương lực, đau đầu dạng đám mây.

Tiêm phong bế có thể thực hiện tối đa ba mũi để làm dịu các nhánh thần kinh tăng hoạt, số lần làm thủ thuật phụ thuộc vào lựa chọn của thầy thuốc và bệnh nhân, cũng như các yêu cầu về bảo hiểm.

2. Các đối tượng cần tiêm phong bế thần kinh chẩm

Tiêm phong bế thần kinh chẩm cho hiệu quả tốt nhất với các bệnh nhân có kiểu đau điển hình: đau gáy một bên phù hợp với tình trạng đau dây C2, đau từ phía chẩm/gáy, đau sau mắt, lan vào vùng tai.

Thông thường, thủ thuật này được đề xuất với những bệnh nhân không đáp ứng với các phương thức điều trị bảo tồn khác, ví dụ như thuốc kháng viêm đường uống, massage, châm kim khô, hay vật lý trị liệu.

Không tiến hành tiêm phong bế thần kinh chẩm cho những bệnh nhân đang có tình trạng nhiễm khuẩn hay chảy máu. Mũi tiêm có thể gây tăng nhẹ đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường, hay tăng tạm thời huyết áp và nhãn áp ở bệnh nhân tăng nhãn áp. Bệnh nhân cần khai báo và thảo luận về các tình trạng hiện mắc với thầy thuốc.

3. Người tiến hành thủ thuật tiêm phong bế thần kinh chẩm

  • Các thầy thuốc được phép thực hiện thủ thuật tiêm phong bế thần kinh bao gồm:
  • Các bác sĩ y học thể chất và phục hồi chức năng (PM&R),
  • Bác sĩ chẩn đoán hình ảnh,
  • Bác sĩ gây mê hồi sức,
  • Bác sĩ nội thần kinh,
  • Bác sĩ ngoại khoa.

4. Chuẩn bị trước thủ thuật tiêm phong bế thần kinh chẩm

Các bác sĩ sẽ tiến hành làm thủ thuật cho bệnh nhân sau khi đã tổng kết về bệnh sử và kết quả chụp chiếu cũ để lên kế hoạch tìm quỹ đạo tốt nhất để tiêm thuốc. Ở thời gian này, bệnh nhân cần chuẩn bị các câu hỏi hay thắc mắc để được giải đáp.

Những bệnh nhân đang dùng các thuốc chống đông máu có thể phải ngưng thuốc trong vòng vài ngày trước khi làm thủ thuật tiêm steroid ngoài màng cứng tủy. Cần khai báo các thuốc đang sử dụng với các bác sĩ, bao gồm cả người kê thuốc và người sẽ thực hiện thủ thuật.

5. Quy trình tiêm phong bế thần kinh chẩm

Ngay trước thời điểm làm thủ thuật, bệnh nhân sẽ được yêu cầu ký giấy cam kết đồng ý, danh sách các thuốc hiện đang dùng, và xác nhận có dị ứng thuốc hay không. Thủ thuật sẽ kéo dài khoảng từ 5-10 phút, sau đó bệnh nhân nằm nghỉ ngơi để hồi phục.

Bước 1: Chuẩn bị bệnh nhân

  • Bệnh nhân ngồi hoặc nằm sấp.
  • Vị trí tiêm là phía sau gáy, ngay trên cổ.
  • Bệnh nhân sẽ tỉnh trong suốt quá trình thủ thuật để phản hồi với thầy thuốc.

Bước 2: Châm kim

  • Thầy thuốc sẽ nắn vùng thương tổn, châm kim qua da về hướng thân dây thần kinh.
  • Nếu mũi tiêm được định hướng tốt, bên gáy được can thiệp của bệnh nhân sẽ có cảm giác tê nhanh chóng.

Bước 3: Tiêm thuốc

  • Thầy thuốc sẽ chỉnh góc tiêm vài lần để đảm bảo thuốc tê và steroid đi sâu vào các mô.
  • Kim được rút sau khi tiêm.
  • Nếu dây thần kinh sưng nề nghiêm trọng, bệnh nhân chưa thể cảm thấy tác dụng đạt đỉnh trong một đến hai ngày đầu tiên.
  • Mũi tiêm thường có hiệu quả kéo dài từ vài tuần đến vài tháng.
  • Thầy thuốc có thể tiến hành tiêm một hay nhiều điểm phụ thuộc vào vị trí đau của người bệnh.

6. Diễn biến sau tiêm phong bế thần kinh chẩm

Hầu hết bệnh nhân có thể đi lại bình thường ngay sau thủ thuật. Sau khi đã được theo dõi trong một thời gian ngắn, thông thường bệnh nhân có thể về nhà ngay.

Thuốc tê có thể sẽ hết tác dụng trong vài giờ đồng hồ, nhưng tác dụng của steroid sẽ tăng dần trong vài ngày tiếp theo. Bệnh nhân có thể cảm thấy đau hơi tăng nhẹ khi thuốc tê dần hết tác dụng.

Ngoài ra, bệnh nhân nên tự ghi chép tình trạng đau của bản thân như ghi nhật ký trong vòng vài tuần để xác định xem việc điều trị có hiệu quả hay không.

Tiêm phong bế thần kinh chẩm – cách giảm đau đối với người đau đầu, đau thần kinh mãn tính - Ảnh 4.

7. Hiệu quả điều trị bằng phương pháp tiêm phong bế thần kinh chẩm

Thầy thuốc sẽ đề xuất các phương án điều trị sâu hơn dựa trên hiệu quả giảm đau mà mũi tiêm phong bế đem lại cho người bệnh.

Nếu bệnh nhân giảm đau rõ rệt ngay sau khi tiêm phong bế, thủ thuật phong bế được coi là thành công và xác định được nhánh thần kinh chẩm đã tiêm là nguồn gốc gây đau.

Nếu không cảm thấy giảm đau rõ rệt, rất có thể căn nguyên gây đau của bệnh nhân không nằm ở nhánh thần kinh chẩm đã tiêm, do đó cần thực hiện thêm các thăm dò khác để chẩn đoán chính xác.

Rất hiếm khi có trường hợp một bệnh nhân phải tiêm phong bế thần kinh chẩm quá ba lần trong vòng sáu tháng. Bệnh nhân càng tiêm nhiều thì nguy cơ tác dụng phụ sẽ càng tăng lên. Nếu phải tiêm nhiều lần, bệnh nhân nên cân nhắc tìm hiểu phương pháp điều trị khác.

Một số lựa chọn điều trị khác bao gồm:

  • Cắt nhánh thần kinh
  • Giải ép thần kinh
  • Triệt tiêu sợi thần kinh bằng sóng cao tần
  • Đặt thiết bị kích thích thần kinh chẩm, tương tự như máy tạo xung của bệnh nhân tim mạch. Thiết bị kích thích thần kinh sẽ phát các xung điện để giúp ngăn chặn các tín hiệu đau đi về não bộ. 

8. Các nguy cơ và biến chứng khi áp dụng tiêm phong bế thần kinh chẩm

Tiêm phong bế thần kinh là một thủ thuật tương đối an toàn, tiềm ẩn ít nguy cơ biến chứng. Sau khi tiêm, bệnh nhân có thể chảy ít máu tại điểm tiêm.

Một số biến chứng thường được báo cáo trong tài liệu y văn bao gồm:

  • Tăng đau nhẹ tại vùng dây thần kinh tiêm
  • Viêm thần kinh
  • U thần kinh
  • Tê bì tại chỗ
  • Nhiễm khuẩn
  • Dị ứng các thuốc dùng trong thủ thuật
  • Giảm đau kém hiệu quả.
9 phác đồ vật lý trị liệu cải thiện khả năng vận động9 phác đồ vật lý trị liệu cải thiện khả năng vận động

SKĐS - Vật lý trị liệu là phương pháp tiếp cận không mổ giúp người bệnh khôi phục chức năng, giảm đau, cải thiện khả năng vận động. Dưới đây là thông tin của BS. Nguyễn Thị Tuyết, chuyên ngành Phục hồi Chức năng về phương pháp vật lý trị liệu.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Phòng bệnh đường hô hấp ở trẻ.

BS. Nguyễn Thị Tuyết
Chuyên khoa Phục hồi Chức năng
Ý kiến của bạn