Tiềm năng phát triển của vùng dược liệu Tây Bắc

10-11-2023 11:11 | Xã hội
google news

SKĐS - Với những điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng thuận lợi để phát triển nhiều loại cây dược liệu giá trị cao, Tây Bắc hoàn toàn có tiềm năng trở thành 1 trong những vùng dược liệu lớn của cả nước.

Từng bước biến dược liệu trở thành cây trồng chủ lực ở Lào CaiTừng bước biến dược liệu trở thành cây trồng chủ lực ở Lào Cai

SKĐS - Từ hiệu quả kinh tế mà cây dược liệu mang lại, 1 số địa phương đã có định hướng phát triển dược liệu trở thành cây trồng chủ lực, giúp xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng đời sống của người dân.

Các tỉnh khu vực Tây Bắc gồm: Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu có điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng thuận lợi để phát triển nhiều loại cây dược liệu giá trị cao như: Đương quy, tam thất, đẳng sâm, ba kích, hoàng liên, sâm vũ diệp… Tuy nhiên, để việc khai thác và phát triển xứng với tiềm năng sẵn có thì cần cơ chế, chính sách khai thác, phát triển phù hợp.

Cụ thể, Lai Châu có khoảng 70% diện tích đất tự nhiên là đất lâm nghiệp, có thế mạnh phát triển cây dược liệu quý. Theo kết quả điều tra của Viện Dược liệu (Bộ Y tế), tỉnh này có 875 loài dược liệu, phân bố tự nhiên ở hầu hết các địa phương trong tỉnh, trong đó tập trung nhiều ở các huyện vùng cao, biên giới. Nhiều loại dược liệu có giá trị như: Hà thủ ô đỏ, đẳng sâm, đương quy, đỗ trọng, thất diệp nhất chi hoa. Kết quả trồng khảo nghiệm cho thấy, hoạt chất của một số cây dược liệu trồng ở Lai Châu cao hơn so với trồng ở các địa phương khác.

Tiềm năng phát triển của vùng dược liệu Tây Bắc - Ảnh 2.

Trồng cây dược liệu trên đất dốc ở tỉnh khu vực Tây Bắc.

Trong khi đó, cây dược liệu có thế mạnh của Yên Bái là quế, sơn tra. Toàn tỉnh hiện có hàng chục nghìn ha quế, được trồng ở các huyện: Văn Yên, Văn Chấn, Lục Yên, Yên Bình, Trấn Yên và TP Yên Bái. Người dân cũng đã phát triển trồng các cây dược liệu bản địa để tăng thu nhập cho gia đình.

Với tiểu vùng khí hậu ôn đới, đất rừng rộng và tri thức bản địa của đồng bào dân tộc thiểu số về cây thuốc, tỉnh Lào Cai có rất nhiều lợi thế, tiềm năng lớn để phát triển bền vững cây dược liệu. Ở đây có Vườn quốc gia Hoàng Liên được ví như "kho báu” về cây thuốc quý, với hàng trăm loại cây thuốc đặc hữu, như: Hoàng liên, sâm vũ diệp, kim tuyến, cẩu tích…

Đến nay, diện tích trồng dược liệu tập trung tại các huyện vùng cao, biên giới như Bát Xát, Mường Khương, Bắc Hà, Sa Pa, Si Ma Cai… với các loại dược liệu chủ yếu là: Đương quy, a-ti-sô, xuyên khung, chè dây, sa nhân, độc hoạt, ý dĩ…

Việc phát triển cây dược liệu ở Sìn Hồ đã tạo việc làm và thu nhập ổn định cho công nhân người địa phương.

Việc phát triển cây dược liệu các tỉnh Tây Bắc cũng tạo việc làm và thu nhập ổn định cho công nhân người địa phương.

Các tỉnh vùng Tây Bắc có lợi thế, tiềm năng lớn về cây dược liệu, là nguồn cung ứng dồi dào, bảo đảm nguồn nguyên liệu chất lượng cao cho các cơ sở chế biến thuốc và dược liệu của cả nước, phục vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân. Đồng thời, khai thác và phát triển cây dược liệu đã và đang là hướng đi mới trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn ở địa bàn miền núi, vùng sâu, biên giới của các tỉnh Tây Bắc. Tuy nhiên, cần có định hướng rõ ràng và các giải pháp thiết thực để khai thác và phát triển hiệu quả tiềm năng dược liệu của vùng.

Khó khăn lớn nhất của các tỉnh vùng Tây Bắc hiện nay là hệ thống cơ sở hạ tầng cho vùng trồng cây dược liệu như đường giao thông, thủy lợi, cơ sở nhân ươm giống, thu gom và chế biến sản phẩm… còn hạn chế, chưa đáp ứng quy mô sản xuất lớn, tập trung. Đáng chú ý, hầu hết vùng trồng cây dược liệu là nơi bà con dân tộc thiểu số sinh sống, khả năng tiếp thu kỹ thuật mới không đồng đều cho nên việc sản xuất ứng dụng kỹ thuật cao gặp khó khăn, đòi hỏi phải đào tạo.

Để khai thác, phát triển hiệu quả, bền vững vùng dược liệu Tây Bắc, các tỉnh đã tập trung quy hoạch, xây dựng đề án chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng trồng và chế biến cây dược liệu. Chính vì vậy, các tỉnh khu vực Tây Bắc đang tập trung xây dựng đề án phát triển cây dược liệu và thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ đầu tư nghiên cứu, ứng dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ trong việc bảo tồn nguồn gien, khai thác dược liệu, trồng trọt, chế biến dược liệu, đồng thời khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư trồng dược liệu.

Từ thực tế phát triển dược liệu ở các tỉnh Tây Bắc thời gian qua, nhiều chuyên gia cho rằng, các địa phương cần rà soát quy hoạch, tích tụ đất đai để xây dựng vùng trồng dược liệu theo hướng hàng hóa; thực hiện các giải pháp khuyến khích nông dân chuyển đổi cây trồng trên diện tích đất sẵn có; lồng ghép các chương trình mục tiêu như nông nghiệp công nghệ cao, nông thôn mới, Chương trình 135... để hỗ trợ nguồn vốn trồng dược liệu cho nông dân. Bên cạnh đó, đẩy mạnh liên kết, thu hút doanh nghiệp thu mua, chế biến sâu và tiêu thụ sản phẩm dược liệu để có đầu ra ổn định cho các vùng trồng.

Xem thêm video được quan tâm:

Điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển y dược cổ truyền dược liệu ở Việt Nam.


Thành Long
Ý kiến của bạn