Hà Nội

Tiêm huyết tương có chữa được viêm khớp vai?

12-02-2020 07:52 | Phòng mạch online
google news

SKĐS - Tôi có người quen đi Hà Nội điều trị đau khớp vai bằng tiêm huyết tương. Tôi cũng đau khớp dai dẳng. Xin hỏi phương pháp này là thế nào? Có an toàn và khỏi hẳn được bệnh viêm khớp không?

Lê Thạch (Ninh Bình)

Phương pháp điều trị này là tiêm huyết tương giàu tiểu cầu (PRP) - là một chế phẩm từ máu với hàm lượng tiểu cầu cao có chứa nhiều yếu tố tăng trưởng cùng các phân tử sinh học. Nhờ đó, PRP giúp kích thích khả năng hồi phục tự nhiên của cơ thể, đẩy nhanh tốc độ phục hồi tại chỗ của các mô tế bào bị tổn thương, chấm dứt cơn đau nhanh chóng, mang lại hiệu quả điều trị đau vượt trội so với các biện pháp điều trị đau thông thường như dùng thuốc, phục hồi chức năng vốn có tác dụng giảm đau tức thời, khó tạo ra hiệu quả đột biến. Đối với các tổn thương cơ xương khớp, PRP có tác dụng kháng viêm, giảm đau; thúc đẩy lành của các mô tổn thương (gân, sụn, cơ...); tăng khả năng vận động cho cơ và khớp. Sau khi khám và có chỉ định tiêm PRP, người bệnh sẽ được lấy máu và chuyển tách chiết PRP. Sau 2h đồng hồ, PRP được tiêm trở lại cho người bệnh, trực tiếp tại vùng vai tổn thương dưới hướng dẫn siêu âm. Sau tiêm, người bệnh có thể về nhà ngay và tái khám sau 3 - 4 tuần để đánh giá hiệu quả điều trị. Tùy vào tình trạng bệnh và khả năng phục hồi của từng người, bác sĩ sẽ chỉ định tiêm tiêm PRP 2 - 3 lần. Trên thực tế, mức độ khỏi và dứt điểm bệnh lâu dài sẽ phụ thuộc rất lớn vào chất lượng chế phẩm PRP sau tách chiết và việc tiêm đúng chuẩn vào vị trí tổn thương. Việc tiêm PRP dưới hướng dẫn siêu âm có khả năng tạo sự khác biệt trong hiệu quả điều trị nhờ tác động trực tiếp và chính xác vào vị trí tổn thương. Một số bệnh cơ xương khớp có chỉ định điều trị tiêm PRP như bệnh lý chóp xoay (viêm, rách chóp xoay); Viêm điểm bám gân tại vùng khuỷu, vùng cổ tay, gối; Viêm cân gan chân; Viêm gân hoặc các bệnh lý về gân khác; Chấn thương sụn chêm và dây chằng; Thoái hóa khớp.


BS. Nguyễn Quân
Ý kiến của bạn