Hà Nội

Tiêm filler nâng mũi ở spa, cô gái trẻ bỗng tím tái, hoại tử da mặt chỉ sau vài giờ

13-12-2021 13:30 | Y tế
google news

SKĐS - Chỉ sau vài giờ tiêm filler nâng mũi tại một spa ở quê, cô gái 25 tuổi đã đau nhức vùng tiêm, tím tái, dấu hiệu hoại tử, phải vào viện cấp cứu.

Cô gái tiêm filler nâng mũi tại một spa ở quê nhà Hà Nam vào cuối giờ chiều 31/11. Chỉ sau tiêm vài giờ, bệnh nhân xuất hiện đau nhức vùng tiêm, sau đó, cô được tiêm thuốc tan filler. Tuy nhiên, tới giờ thứ 7 (nghĩa là nửa đêm 31/11), vùng tiêm filler của cô có dấu hiệu tím, hoại tử rõ ràng hơn.

Cô được đưa đến bệnh viện tuyến huyện rồi chuyển thẳng tới khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bạch Mai trong tình trạng đau đầu, buồn nôn, mắt sụp mí nhẹ, trên bề mặt da đã có dấu hiệu nhiễm trùng.

266316163_1567372653601628_5362163539355591522_n.jpeg

Bề mặt da của nữ bệnh nhân khi nhập viện vài giờ sau tiêm filler nâng mũi đã có dấu hiệu nhiễm trùng. Ảnh: BVCC

Trao đổi với PV Báo Sức khoẻ & Đời sống sáng 13/12, BS Vũ Hồng Chiến, khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ thuộc Bệnh viện Bạch Mai, cho biết nữ bệnh nhân được chụp cộng hưởng từ sọ não và chụp mạch máu não, khám chuyên khoa mắt và phẫu thuật thần kinh, để phát hiện các biến chứng nguy hiểm có thể gặp khi tiêm filler như: tắc mạch não, tắc động mạch võng mạc, những biến chứng gây hậu quả nặng nề.

Sau đó, bệnh nhân tiếp tục được theo dõi sát ở khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ. Các bác sĩ chỉ định cho chị dùng các thuốc chống nhiễm trùng, giảm viêm, dự phòng tắc mạch, thay băng chăm sóc tại chỗ để giảm tối đa mức độ hoại tử nhiễm trùng ở da.

Sau 2 tuần điều trị, bệnh nhân đã ổn định, vùng hoại tử da không lan rộng thêm, vùng tổn thương đang trong quá trình liền sẹo. Bệnh nhân dự kiến được ra viện trong vài ngày tới.

Tự tiêm filler như Phương Trinh Jolie, quá nguy hiểm !Tự tiêm filler như Phương Trinh Jolie, quá nguy hiểm !

SKĐS - Khán giả Việt có lẽ không xa lạ với hình ảnh nữ diễn viên Phương Trinh Jolie xinh đẹp đa tài trên truyền hình.

TS Phạm Thị Việt Dung, Trưởng khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ thuộc Bệnh viện Bạch Mai, cho biết theo quy định, các cơ sở được cấp phép không thể là các spa, chăm sóc da hay các cơ sở cắt tóc gội đầu… mà phải là các phòng khám da liễu hoặc phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ.

Các cơ sở phải có biển niêm yết ghi rõ: Phòng khám chuyên khoa, có niêm yết tên cũng như số giấy phép hành nghề của bác sĩ phụ trách.

BS Chiến cho hay hầu như tháng nào khoa cũng tiếp nhận các bệnh nhân gặp các biến chứng nặng nề sau phẫu thuật thẩm mỹ, trong đó có biến chứng sau tiêm filler.

TS Việt Dung lưu ý, với những bệnh nhân mới tiêm filler có những biểu hiện của các biến chứng sớm của tắc mạch như: Mất thị lực, đột quỵ hay yếu nửa người, hoại tử, nhiễm trùng vùng tiêm, thường liên quan đến kỹ thuật tiêm, cần đến ngay cơ sở y tế để được xử lí cấp cứu kịp thời.

Nhiều trường hợp biểu hiện các biến chứng muộn như: Nhiễm trùng, viêm loét, vón cục… liên quan đến kỹ thuật tiêm hoặc chất liệu làm đầy không đảm bảo, không được cấp phép, lan tỏa trong mô mềm vùng tiêm.

"Việc điều trị các biến chứng muộn sau tiêm filler này thường mất nhiều thời gian và để lại nhiều di chứng cả về mặt chức năng và thẩm mỹ" - TS Việt Dung cho hay.

Với những bệnh nhân đã tiêm các loại chất làm đầy không rõ nguồn gốc nhưng may mắn chưa xuất hiện các biến chứng, TS Dung khuyến cáo nên thăm khám định kỳ bởi các bác sĩ chuyên khoa tạo hình, thẩm mỹ hoặc bác sĩ da liễu.

Thông thường, bệnh nhân cần khám, siêu âm, đôi khi cần chụp cộng hưởng từ… để đánh giá tính chất của tổ chức tiêm vào mô, mức độ thâm nhiễm của các chất này đối với các tổ chức xung quanh. Từ đó, các bác sĩ sẽ cân nhắc việc có nên lấy bỏ chất làm đầy này hay không, tiên lượng có lấy bỏ được hết hay không và đánh giá xem cần làm gì để tái tạo lại các mô tổ chức bị viêm, thâm nhiễm, BS Dung phân tích thêm.

Làm đẹp là nhu cầu chính đáng của mỗi người, đặc biệt với chị em. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo, trước khi lựa chọn can thiệp bất cứ thủ thuật, phẫu thuật nào trên cơ thể, chị em cần tìm hiểu kĩ thủ thuật, phẫu thuật đó có thực sự phù hợp, có cần thiết với mình hay không? Can thiệp đó có lợi ích hay có thể có biến chứng gì? Quan trọng nhất là cần lựa chọn những cơ sở chuyên khoa được cấp phép, các bác sĩ có chứng chỉ hành nghề được phép tiêm filler, lựa chọn những loại filler đảm bảo chất lượng đã được cấp phép (FDA, Bộ Y tế)...

Biến dạng vòng 1 vì... tự tiêm fillerBiến dạng vòng 1 vì... tự tiêm filler

SKĐS - Chuyên gia cảnh báo, chất làm đầy (filler) có nhiều loại, nếu không hiểu biết về chất này thì nguy cơ rất cao, bao gồm bầm tím vùng tiêm, nhiễm trùng, hoại tử tổ chức tại chỗ tiêm...

"Xem thêm video đang được quan tâm"

Tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi



Võ Thu
Ý kiến của bạn