Phòng thí nghiệm ánh sáng cực đại (Extreme Light) tại trường Đại học Nebraska Lincoln, nơi các nhà vật lý sử dụng ánh sáng sáng nhất từng sản sinh có thể thay đổi các photon bắn ra từ electron.
Loại ánh sáng sáng nhất có thể cải thiện hiểu biết của chúng ta về vũ trụ, và nâng cao chất lượng soi hành lý ở sân bay. Về ứng dụng thực tiễn, kỹ thuật mới này có thể tạo ra hình ảnh 3 chiều với độ phân giải và độ chính xác chưa từng thấy. Các photon bắn ra từ các electron được chiếu sáng có thể trở thành các siêu tia X-quang giúp bác sĩ soi các khối u hoặc các vi đứt gãy mà mà máy Xquang thông thường không thể phát hiện ra.
Trong thí nghiệm, ông Donald Umstadter, cùng các đồng nghiệp vật lý vũ trụ đã đốt Diocles Laser, một thiết bị quang học cỡ một căn phòng có thể đạt năng lượng đỉnh điểm lớn hơn tất cả các nhà máy năng lượng trên thế giới cộng lại. Tia laser sản sinh tạo ra một luồng sáng chỉ tồn tại có một phần nhỏ của 1 giây. Nó tạo ra năng lượng cao, tương đương hàng nghìn tỷ bóng đèn sáng lóe lên trong vòng chưa đến 1 phần nghìn tỷ giây. Sau đó năng lượng được tập trung thành một dải nhỏ, cỡ 1 phần triệu mét và nó tạo ra độ sáng cao độ. Và lúc đó, các nhà khoa học có thể quan sát các photon vận hành thế nào khi va đập vào một electron đơn lẻ. Ở độ sáng này, các electron va đập khỏi quỹ đạo, bắn ra các photon ở các góc độ, hình dáng và độ dài khác nhau.