Tia cực tím (UV)

07-10-2015 10:12 | Y tế
google news

SKĐS - Tia cực tím (Ultra violet- UV) đã được các nhà khoa học đặt cho cái tên khá dữ dằn: “ánh sáng phá hủy”.

Tia cực tím (Ultra violet- UV) đã được các nhà khoa học đặt cho cái tên khá dữ dằn: “ánh sáng phá hủy”. Có lẽ vì thế mà cho đến nay chỉ cần nghe nhắc đến ba từ “tia cực tím” thì nhiều người đã liên tưởng ngay đến cảnh trời trưa nắng như thiêu như đốt hay những làn da trắng trẻo trở nên đen sạm vì nắng… Chỉ đến khi công nghệ ứng dụng tia cực tím bùng nổ thì con người mới để ý đến nó.

Khi quan tâm đến ảnh hưởng của tia cực tím lên sức khỏe con người và môi trường, thì phổ của tia cực tím chia ra làm các phần:

• Nhóm UVA (tia cực tím bước sóng A) khiến da của chúng ta nhăn nheo. 95% tia nắng mặt trời là UVA. Ôxit kẽm và ôxit titan rất hiệu quả trong việc chống tia UVA.

Nhóm UVB (tia cực tím bước sóng B) gây cháy nắng, làm giảm khả năng sản xuất collagen và elastin trên da.

• Nhóm UVC: Tia UVC và một phần tia UVB không tới được trái đất vì bị lọc qua khí quyển. Tia sáng này có thể tiêu diệt acid nucleic trong các tế bào, phá hủy AND tồn tại trong các cơ thể sống… UVC chính là thứ ánh sáng ma quái ám ảnh sự tồn tại và sự sống của loài người trên trái đất. Đây là loại tia gây hại nhất.

Với sự bùng nổ về khoa học công nghệ, phương pháp tiệt trùng bằng tia cực tím (UVGI) đã được đưa vào thực hành trong công tác vệ sinh y tế và vô trùng phương tiện làm việc... Từ những ứng dụng thành công trong y tế, UVGI còn được giới khoa học các nước đưa vào ứng dụng cho công nghệ quốc phòng và công nghệ dân dụng…

 

Bạn có biết

• Khi đã sử dụng các sản phẩm dùng đèn UV thì nên thật cẩn trọng. Vì loại đèn này có chứa thủy ngân nên khi sử dụng để lọc nước, lọc không khí cần lưu ý, tránh để tiếp xúc khi chúng vỡ.

• Dù sự hữu ích của công nghệ là có thật, nhưng người tiêu dùng cũng không nên quá kỳ vọng hóa các sản phẩm này mà chủ quan trong việc vệ sinh môi trường sống của mình.

 

 

 


Ý kiến của bạn