Thụy Sĩ: Con đèo bị chôn vùi dưới lớp băng hơn 2.000 năm nay bất ngờ nổi lên

12-08-2022 11:51 | Quốc tế
google news

SKĐS - Nằm ở độ cao 2.800 m, đèo sông băng Tsanfleuron hiện không còn một phần băng bao phủ suốt 2.000 năm qua.

Mùa hè năm 2022 với nhiệt độ cao kỷ lục và kéo dài đã trở thành thảm họa đối với các sông băng, chúng đã tan chảy với tốc độ nhanh trong năm nay. 

Một con đèo trên dãy núi Alps của Thụy Sĩ bị chôn vùi dưới băng ít nhất là từ thời La Mã đang nổi lên khi đất nước này, giống như phần còn lại của Tây Âu, đã bị ảnh hưởng bởi sóng nhiệt trong suốt mùa hè.

Theo nhà băng học Mauro Fischer, một nhà nghiên cứu tại Đại học Bern, người thường xuyên đến thăm địa điểm này, việc mất độ dày của các sông băng ở khu vực có con đèo cao hơn trung bình 3 lần trong năm nay so với 10 năm trước.

Trên khu vực trượt tuyết Glacier 3000, ở khu vực Diablerets (phía Tây Thụy Sỹ), sự xuất hiện trở lại sau 2.000 năm của con đèo này sẽ làm thay đổi đáng kể hoạt động của khu trượt tuyết vì khi có băng, con đèo có thể kết nối các sông băng Scex Rouge và Tsanfleuron. Sự tan chảy của các sông băng khiến chúng gây trở ngại cho việc luyện tập các môn thể thao trên tuyết và đi bộ đường dài. 

Giám đốc khu trượt tuyết Bernhard Tschannen giải thích: "Bây giờ, một dải đất ngăn cách hai dòng sông băng. Chúng tôi đang lên kế hoạch đổi mới các cơ sở trong lĩnh vực này trong những năm tới, và một ý tưởng sẽ là thay đổi lộ trình của xe nâng hiện tại".

photo-1660276064422

Sông băng Tsanfleuron đã nổi lên do hiện tượng ấm lên toàn cầu.

Vào năm 2012, các phép đo cho thấy lớp băng dày khoảng 15 mét tại vị trí này. Sau khi băng tan, con đèo đã phát lộ nhiều bí mật được chôn vùi suốt nhiều năm qua. Trong 2 tuần, 2 bộ xương người được tìm thấy ở bang Valais, phía tây sông băng. Quá trình xác định AND của họ đang được tiến hành. 

Theo hãng thông tấn Thụy Sĩ ATS, cảnh sát Valais có danh sách khoảng 300 người mất tích kể từ năm 1925Tuần trước, mảnh vỡ của một chiếc máy bay rơi trên dãy Alps vào năm 1968 đã được phát hiện trên sông băng Aletsch. 

Vào tháng 7/2017, sông băng Tsanfleuron đã trả lại thi thể của một cặp vợ chồng mất tích vào năm 1942. Vào tháng 6/2012, sông băng Aletsch cũng đã trả lại xương của 3 anh em đã chết vào năm 1926.

Trái đất nóng lên có thể phát tán nhiều loại virus nguy hiểmTrái đất nóng lên có thể phát tán nhiều loại virus nguy hiểm

SKĐS - Do sự nóng lên toàn cầu, lớp gel trên lớp băng vĩnh cửu tan chảy và giải phóng nhiều vi khuẩn và virus đã bị chôn vùi trong vài thế kỷ ra môi trường.

Xem thêm video đang được quan tâm

Bão số 2 đổ bộ, khẩn cấp huy động hơn 400.000 người, hàng trăm xe đặc chủng ứng phó


K. Vũ
(Theo LeMonde.fr)
Ý kiến của bạn