Hà Nội

Thường xuyên bổ sung Canxi và vitamin D3 mà vẫn bị loãng xương, tại sao?

07-10-2016 16:47 | Y học 360
google news

SKĐS - Câu hỏi: Tôi thường xuyên bổ xung canxi và vitamin D3 từ năm 42 tuổi nay tôi 49 tuổi nhưng tôi vẫn bị loãng xương. Cũng có thể tôi dùng chưa đúng cách. Tôi mong được bác sĩ tư vấn giúp. MK7 tôi chưa dùng bao giờ (Nguyễn thị Hà, Bắc Ninh)

Bác sĩ tư vấn:

Chào bạn!

Bệnh loãng xương có hai đặc điểm chính: Lượng chất khoáng trong xương suy giảm (gi ảm mật độ xương), và cấu trúc xương bị tổn hại (giảm chất lượng xương). Hai yếu tố này làm cho xương trở nên mỏng, xốp hơn, và dễ bị gãy khi va chạm với một lực dù rất nhỏ, thậm chí có thể gãy tự nhiên không do chấn thương.

Cũng như nam giới, phụ nữ  bị mất dần khoáng chất trong xương bắt đầu khoảng tuổi 35-40 do quá trình thoái hóa. Tuổi càng cao nguy cơ loãng xương càng tăng.

Thêm vào đó phụ nữ sinh đẻ nhiều lần, thể hình thấp bé hơn, trong khi chế độ dinh dưỡng không đủ chất đặc biệt là protid và canxi để bù đắp lại. Đồng thời sự thiếu hụt  estrogen sau tuổi 40 làm tăng quá hủy xương, giảm quá trình tạo xương là nguyên nhân chủ đạo khiến phụ nữ  có nguy cơ loãng xương cao hơn nam giới gấp 6-8 lần.

Ngoài ra loãng xương còn xảy ra sớm hơn ở người có vóc dáng nhỏ bé, còi xương, suy dưỡng từ nhỏ, ít vận động thể chất, bị mắc các bệnh đường tiêu hóa, bị bệnh nội tiết, thận, bất động lâu ngày, dùng thuốc corticoid lâu ngày, thuốc chống động kinh.. ..

Loãng xương thường diễn tiến âm thầm, tuy nhiên có thể nhận thấy qua những biểu hiện sau đây: nhức mỏi lưng, tê tay chân, hay bị vọt bẻ, đau nhức các đầu xương, đau tăng về đêm, nghỉ ngơi không hết.

Hậu quả của loãng xương là gây  đau xương mãn tính, đau xương từng đợt, đau tăng khi vận động. Đau thắt lưng, cột sống dẫn đến hạn chế vận động như cúi, ngửa nghiêng. Dẫn đến lún đốt sống dẫn đến gù, vẹo, chèn ép rễ thần kinh của tuỷ sống. Loãng xương rất dễ dàng làm cho gãy xương tự nhiên, hoặc chỉ sau một chấn thương rất nhẹ. Gãy cổ xương đùi, gãy xương cổ tay, gãy xương chậu là những hậu quả nặng nề của loãng xương, dẫn đến tàn phế, tử vong.

Trường hợp của bạn, đã bổ sung Canxi và vitamin D thường xuyên từ năm 42 tuổi, nhưng năm nay 49 tuổi vẫn bị loãng xương. Nguyên nhân là do Canxi muốn cơ thể hấp thu và vận chuyển vào hệ xương cần có đồng thời vitamin D và MK7. Vitamin D hấp thu Canxi từ ruột vào máu, và MK7 tiếp tục vận chuyển Canxi từ máu đến nơi cần là hệ xương. Vi vậy, khi bổ sung Canxi, vitamin D cần phải có MK7 mới tăng mật độ xương, ngăn chặn mất xương do tuổi và ngăn ngừa bệnh loãng xương. 
Phu nữ sau tuổi 40, loãng xương ngoài các nguyên nhân do tuổi tác, ăn uống thiếu chất…thì còn 1 nguyên nh ân nữa là sự suy giảm Estrogen, đặc biệt là trong giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh. Việc phối hợp phòng  à điều trị đúng cách mới mang lại hiệu quả như mong muốn.

Vì vậy, để điều trị loãng xương hiệu quả, bên cạnh sử dụng các thuốc làm chậm quá trình hủy xương theo đơn của bác sĩ nếu có (như Fosamax, Actonel, calcitonin...)
Bạn nên bổ sung hàng ngày các nguyên liệu cần thiết để xây dựng khung xương, tăng mật độ xương cụ thể như sau: 
Sử dụng viên uống giúp bổ sung canxi, vitamin D, MK7 và các dưỡng chất cần thiết cho xương. Trong đó MK7 giúp hấp thu, vận chuyển canxi vào xương tối đa, giúp xương chắc khỏe, dẻo dai, làm tăng mật độ xương, giảm nguy cơ gãy xương do loãng xương hiệu quả.
Sử dụng viên uống chứa EstroG-100 giúp bổ sung tiền chất estrogen,  ngăn chặn mất xương do suy giảm estrogen ở phụ nữ sau tuổi 30 hiêu quả, an toàn.
Bên cạnh đó, cần dinh dưỡng đầy đủ, tăng cường các thực phẩm giàu canxi như: tôm, cua, cá, lạc, vừng, trứng, sữa, rau xanh...duy trì vận động thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, dưỡng sinh, yoga..

Chúc bạn sức khỏe ! Tham khảo thêm các thông tin tư vấn hữu ích khác tại website http://bacsituvan.vn




Ý kiến của bạn