Cũng theo TS Dũng, ăn cá không được nấu chín (gỏi cá) là con đường dẫn đến nhiễm sán lá gan nhỏ. Hiện, tại Việt Nam 21 tỉnh thành ở khu vực miền Bắc và 11 tỉnh khu vực miền Trung, Tây nguyên có lưu hành bệnh. Đáng lưu ý tại các khu vực như: Kỳ Sơn -Hoà Bình; huyện Ba Vì- Hà Nội; huyện Nghĩa Hưng, Hải Hậu – Nam Định; huyện Nga Sơn, Hà Trung – Thanh Hoá; huyện Kim Sơn, Yên Khánh, Gia Viễn- Ninh Bình; Huyện Thanh Sơn, Tân Sơn – Phú Thọ; huyện Yên Bình, Lục Yên – Yên Bái; huyện Tuy Hoà – Phú Yên và huyện Phù Mỹ- Bình Định… có tỷ lệ nhiễm sán lá gan nhỏ cộng đồng rất cao. Vì những địa phương này người dân có thói quen ăn gỏi cá. Đây chính là các vùng được xác định là vùng dịch tế cần can thiệp về bệnh sán lá gan nhỏ.
Cùng với nhiễm sán lá gan nhỏ, tình hình mắc sán lá gan lớn cũng đã được ghi nhận tại 50/63 tỉnh thành trong cả nước. Đáng nói là từ năm 2016-2018 ca bệnh mắc sán lá gan lớn ngoài xuất hiện với tỷ lệ cao ở khu vực miền Bắc còn ghi nhận cả ở miền Trung và miền Nam. Tuy nhiên, đến năm 2019 bệnh sán lá gan lớn chỉ ghi nhận ở Miền Bắc. Trong 9 tháng đầu năm 2020 tại miền Bắc ghi nhận 1134 ca nhiễm sán lá gan lớn, khu vực miền Nam và miền Trung không có ca bệnh nào.
Ăn gỏi cá, cá chưa được nấu chín dẫn đến bệnh sán lá gan nhỏ
Chia sẻ về việc hiện nay người dân rất thích ăn món khoái khẩu như nem chua, nem chạo sẽ có nguy cơ như thế nào với việc nhiễm bệnh ký sinh trùng, TS Dũng cho hay, ở một số vùng như Bắc Ninh, Bắc Giang, Nghệ An, Thanh Hoá, Hà Nội người dân có thói quen ăn thịt chưa được làm chín (nem chua, nem chạo, nem thính) đã ghi nhận số lượng người bị mắc sán dây và bệnh ấu trùng sán lợn với tỷ lệ cao. Hiện nay, cả nước có 60/63 tỉnh thành ghi nhận bệnh nhân nhiễm ấu trùng sán lợn, trong số này các địa phương nói trên chiếm tỷ lệ người mắc bệnh rất lớn.
Để phòng ngừa căn bệnh này theo TS Dũng rất đơn giản, yếu tố đầu tiên là chỉ cần thực hiện “ăn chín, uống sôi”. Tuy nhiên, TS Dũng cho hay, công việc tưởng chừng đơn giản nhưng lại rất khó khăn với mọi người vì hầu hết họ ý thức được nhưng không dễ từ bỏ món ăn khoái khẩu dễ đưa miệng như nem chua, nem chạo..
TS. Dũng cũng cho biết thêm, để làm giảm gánh nặng bệnh Ký sinh trùng thường gặp tại Việt Nam, trong thời gian tới tập trung ưu tiên tại các vùng dịch tễ. Giảm tỷ lệ nhiễm, cường độ nhiễm các bệnh do ký sinh trùng gây ra. Củng cố nâng cao chất lượng hệ thống phòng, chống các bệnh Ký sinh trùng trên phạm vi toàn quốc.
Cùng trong khuôn khổ Hội nghị khoa học thường niên lần này các đại biều tham sự đã lắng nghe phần trình bày của các diễn giả về bệnh sốt rét, các bệnh ký sinh trùng khác như: Tình hình sốt rét trên thế giới, Việt Nam, phân vùng sốt rét 2019 Chiến lược phòng chống và loại trừ sốt rét của tác giả Ngô Đức Thắng, Hà Nội; Tình hình ký sinh trùng sốt rét kháng thuốc tại Khu vực Miền Trung – Tây Nguyên (2016-2020) của nhóm tác giả Huỳnh Hồng Quang, Viện Sốt rét Ký sinh trùng Côn trùng Quy Nhơn, Bùi Quang Phúc viện Sốt rét Ký sinh trùng Côn trùng Trung ương…
Nhân dịp này, Viện Sốt rét Ký sinh trùng và Côn trùng Trung ương cũng tổ chức Lễ kỷ niệm ngày giáo Việt Nam 20/11; Lễ trao bằng Tiến sĩ và công nhận nghiên cứu sinh khoá 13 của viện.
Viện trưởng Viện Sốt rét Ký sinh trùng Côn trùng Trung ương Trần Thanh Dương trao bằng Tiến sỹ cho các tân tiến sỹ
Bệnh giun truyền qua đất(STH): Giun đũa, giun tóc, giun móc.
Bệnh sán là truyền qua thức ăn: Sán lá gan nhỏ, sán là gan lớn, sán lá phổi
Bệnh sán dây/ấu rùng sán lợn
Bệnh giun chỉ bạch huyết.