Thưởng thức Lễ mừng lúa mới của đồng bào Tà Ôi giữa Thủ đô

28-02-2022 19:52 | Xã hội
google news

SKĐS - Lễ mừng lúa mới của đồng bào Tà Ôi có ý nghĩa như Tết năm mới của người Kinh. Lễ hội được đồng bào Tà Ôi lưu truyền qua nhiều thế hệ và vẫn còn giữ nguyên bản sắc truyền thống.

Mới đây tại không gian Làng văn hóa – du lịch các dân tộc Việt Nam, đồng bào Tà Ôi vùng cao huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức Lễ mừng lúa mới hay còn goi là Tết Ariêu Aza.

Lễ mừng lúa mới của đồng bào Tà Ôi vùng cao huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế

Đồng bào Tà Ôi tổ chức Lễ mừng lúa mới trong lòng Thủ đô - Ảnh 2.

Lễ mừng lúa mới đánh dấu thời điểm kết thúc của một năm làm việc cũ và mở ra một năm làm việc mới với những lo toan trong cuộc sống, với mong muốn mùa màng bội thu, để năm mới no ấm, mọi người luôn khỏe mạnh, con cái học hành tiến bộ .

Đồng bào Tà Ôi tổ chức Lễ mừng lúa mới trong lòng Thủ đô - Ảnh 3.

Lễ mừng lúa mới của đồng bào Tà Ôi thường diễn ra vào tháng 12 dương lịch hàng năm.

Đồng bào Tà Ôi tổ chức Lễ mừng lúa mới trong lòng Thủ đô - Ảnh 4.

Trong mâm cúng mừng lúa mới thường có các lễ vật: Cơm lam nướng ống, chuột rừng nướng ống, cá suối nướng ống, gà, trứng gà, lợn, bánh giã nếp, bánh a quát, rượu cần, rượu đoác…

Đồng bào Tà Ôi tổ chức Lễ mừng lúa mới trong lòng Thủ đô - Ảnh 5.

Không khí chuẩn bị Lễ mừng lúa mới rộn ràng khắp nơi. Đàn ông vào rừng đi săn, bắt cá,...

Đồng bào Tà Ôi tổ chức Lễ mừng lúa mới trong lòng Thủ đô - Ảnh 6.

... phụ nữ giã gạo làm bánh a quát, dệt những tấm zèng đẹp mắt dâng lên Giàng và làm quà Tết cho cả gia đình.

Đồng bào Tà Ôi tổ chức Lễ mừng lúa mới trong lòng Thủ đô - Ảnh 7.

Vào ngày Lễ mừng lúa mới, các chàng trai, cô gái của làng mặc những bộ trang phục đẹp nhất hòa trong điệu múa, điệu nhảy, gắn kết tình anh em, bè bạn, cầu mong một mùa lúa mới no ấm, buôn làng yên vui.

Đồng bào Tà Ôi tổ chức Lễ mừng lúa mới trong lòng Thủ đô - Ảnh 8.

Trước khi diễn ra lễ chính thức của làng, các gia đình, dòng họ tổ chức cúng tại nhà riêng. Lễ mừng lúa mới có rất nhiều nghi thức khác nhau như: Lễ tẩy rửa; Lễ xua đuổi các linh hồn dữ; Lễ mời mẹ lúa; Lễ cúng các giống cây trồng; Lễ cúng Giàng Xứ; Lễ cúng Giàng Cợt; Lễ ăn cơm mới… Già làng sẽ là người đại diện cho các dòng họ trong buôn làng tiến hành nghi lễ cúng Giàng.

Đồng bào Tà Ôi tổ chức Lễ mừng lúa mới trong lòng Thủ đô - Ảnh 9.

Sau khi kết thúc phần lễ, đến phần hội, bà con ăn uống chúc tụng nhau, họ nhảy múa ca hát mừng mùa màng bội thu. Những tiếng khèn, tiếng trống chiêng hòa cùng những điệu múa, lời ca vui tươi đặc sắc, đắm say lòng người của đồng bào Tà Ôi.

Đồng bào Tà Ôi tổ chức Lễ mừng lúa mới trong lòng Thủ đô - Ảnh 10.

Lễ mừng lúa mới là lễ hội truyền thống, Tết cổ truyền của dân tộc Tà Ôi, là một trong những nét văn hóa tốt đẹp, độc đáo cần gìn giữ, phát huy và duy trì.

Đồng bào Tà Ôi tổ chức Lễ mừng lúa mới trong lòng Thủ đô - Ảnh 11.

Lễ mừng lúa mới không chỉ là lễ hội, là ngày Tết vui tươi, nhộn nhịp, mà còn thể hiện lòng thành kính đến các vị thần linh, lòng biết ơn đến mẹ của các giống cây trồng, đặc biệt là mẹ lúa đã nuôi dưỡng lớp lớp con cháu từ thế hệ này đến thế hệ khác.

Đồng bào Tà Ôi tổ chức Lễ mừng lúa mới trong lòng Thủ đô - Ảnh 12.

Sau một mùa lúa mới, Lễ hội mừng lúa mới lại rộn ràng khắp buôn làng của các dân tộc anh em Pa Cô, Vân Kiều, Tà Ôi, Cơ Tu… cùng các dân tộc anh em khác đang sinh sống trên rừng xanh của miền Tây Thừa Thiên Huế.

 


Tuấn Anh
Ý kiến của bạn