Thưởng Tết tại các địa phương chênh lệch nhau ra sao?

11-01-2014 21:21 | Thời sự
google news

TP.HCM vẫn là địa phương có mức chi thưởng Tết cao nhất, với mức tối đa lên tới 709 triệu đồng, gấp hơn 10 lần con số báo cáo tại Hà Nội.

TP.HCM vẫn là địa phương có mức chi thưởng Tết cao nhất, với mức tối đa lên tới 709 triệu đồng, gấp hơn 10 lần con số báo cáo tại Hà Nội.

Theo báo cáo lương, thưởng của các Sở Lao động - Thương bình Xã hội tại các địa phương dịp đầu năm 2014, mức thưởng Tết năm nay được xem là khá tốt trong giai đoạn kinh tế đang chịu ảnh hưởng bởi khủng hoảng. Nếu xét về mức thưởng cao nhất trong dịp Tết này thì một số địa phương có sự bứt phá mạnh trong cơ cấu thưởng, mức thưởng như Thừa Thiên Huế, Thanh Hóa, nhưng sự chênh lệch khá lớn, với tỷ lệ giữa mức thưởng cao nhất tại địa bàn Hà Nội và TP.HCM lên tới 10 lần.

Thừa Thiên Huế là một trong những tỉnh có mức thưởng Tết năm 2013 cao nhất vượt trội cả nước, với con số 238 triệu đồng của một doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Trong khi con số này tại Hà Nội và Đà Nẵng tương ứng chỉ là 65 triệu đồng và 172 triệu đồng.

Mức thưởng Tết có sự chênh lệch lớn tại các địa phương và loại hình doanh nghiệp.

Mức chi thưởng Tết cao nhất của một Thanh Hóa cũng vượt trội so với năm ngoái với con số là 200 triệu đồng. Đây là mức thưởng cao nhất theo báo cáo của Công xi măng Nghi Sơn, một trong những doanh nghiệp lớn nhất thuộc địa bàn tỉnh.

Tuy nhiên, con số này vẫn khá thấp nếu so với TP.HCM, địa bàn có nhiều doanh nghiệp nước ngoài hoạt động. Giống như các năm trước, TP.HCM vẫn dẫn đầu danh sách với mức chi thưởng Tết "đậm" nhất. Mức thưởng cao nhất của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh này lên tới 709 triệu đồng, trong đó phần lớn là chi thưởng tết Dương Lịch.

Tại Đăk Lăk, mức thưởng Tết cao nhất trong số 26 doanh nghiệp đã có báo cáo là 40 triệu đồng, thuộc về một công ty TNHH. Mức thấp nhất của tỉnh này là 180.000 đồng, của một doanh nghiệp thuộc khối Nhà nước.

Tương tự như các năm trước, mức chi thưởng Tết giữa các loại hình doanh nghiệp khác nhau có chênh lệch khá lớn. Thưởng không cao nhưng đồng đều là phương án mà các doanh nghiệp có vốn Nhà nước lựa chọn, với mức trung bình tại TP.HCM là từ 7,3 đến 8 triệu đồng. Cụ thể, thưởng tết cao nhất của khối doanh nghiệp Nhà nước giảm gần 80% so với năm ngoái, mức thưởng bình quân cũng giảm hơn 18% nhưng thưởng thấp nhất lại tăng hơn 42%.

Thông thường, mức thưởng tết Dương lịch cao hơn từ 2-3 lần so với mức thưởng tết Âm lịch, nhưng cá biệt tại một số địa phương, tỷ lệ này lại được hoán đổi. Tại Thanh Hóa, nhóm công ty TNHH MTV 100% vốn Nhà nước nhận thưởng Tết Dương lịch cao nhất chỉ là 500.000 đồng, trong khi con số nhận trong Tết Âm dự kiến là 15 triệu đồng.

Tuy có mức thưởng hàng trăm triệu đồng nhưng nhìn chung, so với những năm gần đây, mức thưởng Tết 2014 không quá cao. Nếu mức thưởng cao nhất năm nay so với năm 2013 tăng gần gấp đôi (một doanh nghiệp FDI ở TP.HCM chi thưởng 400 triệu đồng năm 2013) nhưng so với con số năm 2012 là 1,1 tỷ đồng thì lại có sự chênh lệch lớn. Cùng với đó, mức thưởng thấp nhất được công bố cũng giảm mạnh, nếu như năm 2012 là khoảng 2 triệu đồng, năm 2011 là 1,3 triệu đồng thì số liệu đến năm 2014 hiện này chỉ còn 150.000 đồng cho nhân viên làm trong ngành dệt may.

 


Ý kiến của bạn