Tình trạng này khiến đầu của cô bé phình to gấp 2 lần kích thước bình thường. Chất dịch tích tụ tạo áp lực lên não và khiến cô bé không thể ngồi thẳng.
Fatima Begum, mẹ của cô bé cho biết em có những biểu hiện khó thở và đã qua đời trước khi gia đình kịp đưa em đến bệnh viện.
Trường hợp của Roona thu hút sự chú ý của quốc tế sau khi hình ảnh của cô bé lần đầu được đăng tải trên báo chí vào năm 2013, sau đó một bệnh viện ở New Delhi đề nghị được chữa trị cho miễn phí cho em.
Trong vòng 4 năm qua, các bác sĩ đã tiến hành tổng cộng 8 ca phẫu thuật và cố gắng giảm kích thước đầu của bệnh nhân từ 94 cm xuống còn 58 cm.
Mặc dù phẫu thuật, cô bé vẫn không thể đi bộ, tự ăn hay nói chuyện nhưng bố mẹ em vẫn hi vọng những cuộc phẫu thuật tiếp theo sẽ mang lại cho em một cuộc sống bình thường và em có thể đến trường.
Các bác sĩ đã cảnh báo trước khi cuộc phẫu thuật đầu tiên diễn ra rằng cô bé có thể không có cơ hội sống sót nhưng may mắn cô bé đã vượt qua.
Sau cuộc phẫu thuật đầu tiên, Roona có thể cười, tự quay đầu và phản ứng nếu có ai đó gọi tên em. Bác sĩ cho biết cô bé đã có nhiều chuyển biến tích cực. Em bắt đầu cười, có thể tạo ra nhiều âm thanh và thỉnh thoảng nói một vài từ. Cô bé bắt đầu tăng cân và các hoạt động được cải thiện rõ rệt. Tuy vậy, việc cô bé có thể sống một cuộc sống bình thường hay không, không ai có thể nói trước.
Cô bé đã qua đời vào hôm chủ nhật tuần trước tại nhà trong một ngôi làng nhỏ thuộc vùng đông bắc Ấn Độ.
Theo Dịch vụ y tế quốc gia (NHS), não úng thủy hay còn gọi là tràn dịch não là một tình trạng gây ra dịch não tủy tích tụ xung quanh não.
Bệnh tràn dịch não bẩm sinh, khi đứa trẻ sinh ra có tình trạng này thường do tật nứt đốt sống ở trẻ hay do người mẹ mắc bệnh quai bị hoặc sởi trong thời kỳ mang thai.
Bệnh thường được điều trị bằng cách chèn một “ống dẫn” vào não để hút cạn dịch. Mặc dù vậy, hầu hết trẻ em có tình trạng này sẽ phát triển một số dạng tổn thương não.