Hà Nội

Thương phận nữ ly hương, đi tìm giấc mơ làm mẹ

20-12-2014 21:22 | Giới tính
google news

Kể về cuộc hành trình “xin con” vô cùng lận đận của mình, chị V. nói trong nỗi ê chề: “Vì khao khát làm mẹ mà tôi ‘’nhắm mắt, xuôi tay’’.

Kể về cuộc hành trình “xin con” vô cùng lận đận của mình, chị V. (38 tuổi) nói trong nỗi ê chề: “Vì khao khát làm mẹ mà tôi ‘’nhắm mắt, xuôi tay’’. Nào ngờ lần thứ 5 thì bà chủ bắt gặp, mẹ con bà ấy đã cho tôi một trận đòn nên thân rồi đuổi ra khỏi nhà mà chẳng trả công. Song ông ấy cũng có lương tâm, nhờ một người xe ôm đuổi theo tìm tôi đưa cho 2 triệu đồng”. Nhưng điều làm chị thất vọng hơn cả là về nhà chị cũng chẳng mang thai.

3 tháng sau chị quyết định xuống Bình Phước hái điều mướn để tìm con. Tại đây, chị đã gặp một người đàn ông, quê ở miền Tây Nam Bộ.

Biết người đàn ông nọ nhà nghèo, quanh năm đi làm mướn gởi tiền về nuôi vợ luôn đau bệnh và 3 đứa con, chị thú thật điều chị mong muốn và người này chấp nhận ‘’cho’’ chị. Suốt nửa tháng, cả hai lén lút quan hệ với nhau như vợ chồng. Rồi một ngày nọ chị đã trốn đi khi thấy trong người khang khác. Thế nhưng, kết cục cuộc tình ấy vẫn không mang lại kết quả gì.

Mãi hơn năm sau, trong dịp đi chơi ở Đà Lạt chị đã gặp ba của cô con gái chị -nay đã 6 tuổi một cách vô cùng tình cờ. Chỉ một đêm bên nhau thôi mà một tháng sau chị mang thai. “Phát hiện ra điều này tôi vội vàng thay sim điện thoại và không hề liên hệ với anh ấy thêm lần nữa, chỉ một lần được sanh con thôi là tôi đã đủ hạnh phúc và mãn nguyện”-chị sung sướng nói.

Thương phận nữ ly hương, đi tìm giấc mơ làm mẹ
Đã không ít người phụ nữ ở nông thôn đã phải ly hương, thực hiện giấc mơ làm mẹ của mình. (Ảnh có tính minh họa)

Không chỉ một mình chị V. mà hiện nay nhiều phụ nữ ở nông thôn không ít người vì nhiều hoàn cảnh mà không lấy được tấm chồng vừa ý nên đành ở vậy với cha mẹ già hoặc ở riêng chịu cảnh quanh năm lẻ bóng và nỗi buồn cô đơn đau đáu. Mặc dù thiên chức làm mẹ trong họ luôn thôi thúc, nhưng họ không dám ‘’chửa hoang’’, vẫn chưa thể vượt qua lễ giáo và những định kiến khắc nghiệt.

Song không ít chị đã dám ‘’phá lệ’’ để được làm mẹ mặc cho thiên hạ rỉ tai nhau những lời gièm pha, chê trách...

Chị M. là người cùng xóm với tôi chỉ vì một vết nám đen bẩm sinh to bằng hai ngón tay vắt ngang bên má phải mà lớn lên chẳng lấy được chồng. Gần 40 tuổi, cũng có người đánh tiếng dạm hỏi nhưng toàn là dạng cá biệt như “chết vợ, có tới 3-4 đứa con’’, người thì “vợ bỏ do suốt ngày say sưa chửi con, đánh vợ’’… Năm 2003, khi cha mẹ đã mất cả chị quyết định tìm người ‘’xin’’ một đứa con, nhưng lại không muốn cha của nó là người cùng làng, cùng xã nên vào dịp nông nhàn chị xuống tận Bình Dương, bán vé số.

4 tháng sau chị về quê cùng cái bụng đã “lùm lùm”. Người làng chẳng mấy người ‘’cười’’, bởi trước giờ chị rất đàng hoàng không hề có điều nọ, tiếng kia…, thêm nữa là các bà, các chị rất yên trí do "tác giả bào thai” không phải của chồng mình nên ai cũng nhìn chị với con mắt cảm thông. Có điều chị M. không hề mở miệng tiết lộ với bất kỳ ai về tông tích của cha cô con gái nay đã lên 11 tuổi, mà ai thấy cũng khen “chắc chắn nó giống cha mới xinh xắn như vậy’’, có người còn trầm trồ “’đúng là mẹ cú đẻ con tiên’’. Từ khi có con chị M. luôn vui vẻ, mập mạp, trắng trẻo hẳn ra mặc dù hàng ngày chị lao động rất vất vả, cực nhọc.

Chị K. ở làng bên cũng sợ sau này có người ở gần đến nhận con nên chị quyết định xuống nhờ bà dì ruột ở Biên Hòa, Đồng Nai dắt mối ‘’xin’’ cho một đứa. Biết mình đã có thai là chị về ngay, song bố chị cương quyết đuổi ra khỏi nhà bởi không chấp nhận đứa con “không chồng mà chửa’’. Chị tìm đến người bạn thân có chồng ở Lâm Đồng tá túc và may mắn được người bạn tuy nghèo nhưng hết lòng cưu mang.

Thấy đứa bé sinh ra khôi ngô, tuấn tú; khi cháu tròn một tuổi tuổi, các chú, các bác của chị tập trung làm công tác tư tưởng trường kỳ nên cha chị mới chấp nhận cho về. Suốt 4 năm qua ông quý cháu như cục vàng. Mỗi khi mấy đứa cháu nội ganh tị so bì, bị ông nạt : “’Đứa nào bé thì ông thương hơn là đúng chứ so bì cái gì’’.

Không như các ngôi sao làm mẹ đơn thân với người đàn ông trong bóng đêm của mình, phụ nữ nông thôn làm mẹ đơn thân chịu khổ trăm bề. Tuy nhiên, dù khát khao làm mẹ nhưng vẫn không dám vượt lên chính mình, sợ “tiếng để đời’’ và “xóm làng khinh bỉ’’ nên không ít phụ nữ không có chồng đã phải chịu cảnh hẩm hiu, buồn tẻ suốt cuộc đời... Mong rằng khi luật pháp đã “thông thoáng’’ hơn, chấp nhận những đứa con ngoài giá thú thì xã hội cũng nên bớt đi điều kỳ thị với những phụ nữ “không chồng mà chửa’’ để họ có đủ cái quyền mà tạo hóa đã ban cho.

Theo Người Lao động

 


Ý kiến của bạn