Thuốc và các phương pháp điều trị rối loạn lưỡng cực

20-06-2024 13:57 | Tra cứu bệnh

SKĐS - Rối loạn lưỡng cực là một tình trạng lâu dài, người bệnh vẫm có thể giữ kiểm soát tâm trạng bằng cách tuân thủ điều trị. Trong hầu hết trường hợp, rối loạn lưỡng cực có thể được kiểm soát với các thuốc và tư vấn tâm lý.

Rối loạn lưỡng cực thể gặp phổ biến ở cả nam và nữ, bắt đầu từ 20 đến 30 tuổi, với tỷ lệ mắc bệnh chiếm khoảng 4% dân số. Rối loạn lưỡng cực là một tình trạng mà người bệnh xuất hiện đan xen giữa các giai đoạn hưng cảm và trầm cảm, phát bệnh có chu kỳ, có những giai đoạn hết bệnh, rồi lại tái phát.

Người mắc bệnh rối loạn lưỡng cực do nguyên nhân nào vẫn chưa rõ ràng, có thể do yếu tố di truyền. Ngoài ra, một số yếu tố dẫn tới bệnh có thể gặp như do yếu tố tâm lý, căng thẳng trong cuộc sống, một số loại thuốc như cường giao cảm cũng là yếu tố làm phát bệnh.

1. Thuốc điều trị rối loạn lưỡng cực

1.1. Điều trị giai đoạn trầm cảm

  • Sử dụng thuốc an thần như: Quetiapine (Seroquel) với liều 300mg/ngày, Olanzapin 10mg/ngày. Sau 3 tuần điều trị mà các triệu chứng trầm cảm của bệnh nhân không giảm trên 30% số triệu chứng thì cần phải kết hợp với thuốc chống trầm cảm. Với những bệnh nhân bị rối loạn lưỡng cực trong giai đoạn trầm cảm chủ yếu, có khi cần phải kết hợp thuốc chống trầm cảm và thuốc an thần để điều trị như:
  • Bệnh nhân trầm cảm có loạn thần. Bệnh nhân trầm cảm có ý định và hành vi tự sát. Bệnh nhân trầm cảm không tiếp xúc. Bệnh nhân trầm cảm từ chối ăn uống. Bệnh nhân trong giai đoạn trầm cảm có nhiều triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật.
  • Thuốc chống trầm cảm 3 vòng: Chỉ định tốt trong các trường hợp bệnh nhân trầm cảm có nhiều triệu chứng cơ thể như mệt mỏi, mất ngủ, chán ăn, đau đầu, đau bụng, đau khớp,... Tác dụng của thuốc thường xuất hiện sau 2 - 4 tuần, trong khoảng thời gian này không được thay đổi thuốc. Một số loại thuốc hay được dùng như là Amitriptylin (Elavil), Clomipramin (Anafranil), Tianeptin (Stablon).
  • Thuốc chống trầm cảm đa vòng: Nhóm thuốc này có tác dụng điều trị tương đương với nhóm thuốc chống trầm cảm 3 vòng, song có ít tác dụng phụ và được dung nạp tốt hơn. Một số thuốc thường dùng như là Mirtazapin (Remeron, Tzap, Tazimed, Noxibel), Venlafaxin (Effexor, Velift).
  • Thuốc chống trầm cảm ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin (SSRI): Đây là nhóm thuốc chống trầm cảm mới, tác động chọn lọc trên hệ serotonin, hầu như không có tác dụng trên các hệ dẫn truyền thần kinh khác, do đó thuốc dung nạp tốt và có rất ít tác dụng phụ. Nhóm thuốc này gồm có Fluoxetin (Prozac, Oxedep, Oxeflu), Fluvoxamin (Luvox), Paroxetin (Pharmapar, Wicky, Xalexa), Sertralin (Zolofl, Serenata, Utralen, Zosertr), Cytalopram (Citopam).

1.2. Điều trị giai đoạn hưng cảm và hỗn hợp

Điều trị giai đoạn hưng cảm và hỗn hợp cần lưu ý các điểm sau:

  • Cần phải sử dụng kết hợp giữa thuốc chỉnh khí sắc và thuốc an thần. Không được dùng thuốc chống trầm cảm trong giai đoạn này. Cần hạn chế việc áp dụng liệu pháp tâm lý. Nếu áp dụng thì bắt buộc phải kết hợp với thuốc chỉnh khí sắc và thuốc an thần. Benzodiazepin cũng có tác dụng trong giai đoạn đầu của bệnh, thuốc làm giảm mất ngủ và kích động.

Các loại thuốc và phương pháp điều trị trong giai đoạn này:

  • Thuốc chỉnh khí sắc: Thuốc có hiệu quả điều trị tương đương với thuốc an thần sau 6 - 8 tuần. Ngoài ra thuốc còn có tác dụng điều trị dự phòng, chống tái phát cơn hưng cảm và con hỗn hợp. Và thuốc có ít tác dụng phụ hơn nhóm thuốc an thần. Song do hiệu quả chậm nên người ta thường phối hợp thuốc chỉnh khí sắc và thuốc an thần để điều trị cho bệnh nhân. Một số loại thuốc nằm trong nhóm này như là Lithium, Valproat, Carbamazepin, Oxacarbazepin, Lamotrigyl, Topiramate,... 
  •  Thuốc an thần: Thuốc có tác dụng cắt cơn hưng cảm nhanh và tốt hơn so với thuốc chỉnh khí sắc. Khi sử dụng thuốc đường tiêm sẽ giúp nhanh chóng kiểm soát tình trạng kích động tâm thần vận động của cơn hưng cảm. Thuốc an thần gồm có hai nhóm: Thuốc an thần cổ điển: Haloperidol, Aminazin, Levomepromazin (Tisercin). Thuốc an thần mới: Olanzapin, Amisulprid, Risperidol.
  • Sốc điện: Đây là liệu pháp điều trị rất hiệu quả và an toàn đối với cơn hưng cảm và con hỗn hợp. Thường cơn hưng cảm và cơn hỗn hợp được khống chế chỉ sau 4 - 6 liệu trình sốc điện lưỡng cực.
Thuốc và các phương pháp điều trị rối loạn lưỡng cực- Ảnh 2.

Thuốc kê đơn và các liệu pháp tâm lý khác được kết hợp để kiểm soát rối loạn lưỡng cực.

1.3. Điều trị củng cố

 Điều trị củng cố sau cơn trầm cảm

  • Tiếp tục sử dụng thuốc chống trầm cảm trong tối thiểu 6 tháng với liều bằng 1/2 - 1/3 liều điều trị tấn công. Sử dụng kết hợp với thuốc chỉnh khí sắc với liều từ 100 - 150mg/kg cân nặng.
  • Sau đó, giảm dần liều thuốc chống trầm cảm, song phải giữ nguyên liều thuốc chỉnh khí sắc. Trường hợp bệnh nhân xuất hiện lại các triệu chứng trầm cảm cần phải tiếp tục dùng thuốc chống trầm cảm.

Điều trị củng cố sau cơn hưng cảm hoặc cơn hỗn hợp

  • Sử dụng các loại thuốc chỉnh khí sắc với liều từ 1/2 - 1/3 liều tấn công.
  • Valproat với liều 100 - 150mg/kg cân nặng. Carbamazepin với liều 100 - 150mg/kg cân nặng. Oxcarbazepine với liều 100 - 150mg/kg cân nặng.

Điều trị củng cố trong bao lâu?

  • Sau khi điều trị củng cố bằng thuốc chỉnh khí sắc trong nhiều năm, nếu bệnh nhân ngừng thuốc bệnh sẽ tái phát. Chính vì vậy bệnh nhân cần phải điều trị củng cố suốt đời.

2. Dùng thuốc như thế nào?

  • Để điều trị rối loạn cảm xúc lưỡng cực, dùng thuốc chỉnh khí sắc (valproate natri) và thuốc an thần mới (olanzapine, quatiapine), áp dụng cho tất cả các giai đoạn của bệnh (hưng cảm, trầm cảm, ổn định).
Thuốc và các phương pháp điều trị rối loạn lưỡng cực- Ảnh 3.

Thuốc kê đơn và các liệu pháp tâm lý khác được kết hợp để kiểm soát rối loạn lưỡng cực.

  • Thuốc chỉnh khí sắc và thuốc an thần mới đều có tác dụng cắt cơn hưng cảm hoặc trầm cảm và chống tái phát. Khi phối hợp hai loại thuốc này với nhau thì hiệu quả điều trị sẽ tăng lên so với dùng đơn độc một thuốc. Bệnh nhân sẽ chóng cắt cơn hưng cảm (hoặc trầm cảm) và đẩy lùi nguy cơ tái phát bệnh. Tuy nhiên, bệnh nhân cần lưu ý mấy vấn đề sau: Phải uống thuốc đủ liều, thường xuyên và kéo dài suốt đời; các biện pháp điều trị khác không thay thế được thuốc; thuốc an thần kinh mới và chỉnh khí sắc cũng có một số tác dụng phụ nhất định, vì vậy cần phải thông báo cho bác sĩ biết các dấu hiệu bất thường.
  • Thuốc chỉnh khí sắc có thể gây dị ứng, tăng men gan, ảnh hưởng đến thai nhi (nhất là 3 tháng đầu thai kì), rụng tóc, tăng cân…
  • Thuốc an thần gây ăn ngon miệng, ăn nhiều, tăng cân, tăng đường huyết, ngủ nhiều.
  • Với các trường hợp dị ứng thuốc, tăng men gan, có thai… nên ngừng và thay thuốc chỉnh khí sắc bằng thuốc khác, cùng loại.
  • Còn với trường hợp ăn nhiều, tăng cân thì bệnh nhân nên đi bộ, ăn thức ăn nghèo năng lượng…
  • Với trường hợp bệnh nhân ngủ nhiều thì có thể uống cà phê, nước chè vào buổi sáng.
  • Do bệnh nhân phải uống thuốc điều trị củng cố suốt đời nên người nhà bệnh nhân phải thường xuyên nhắc nhở bệnh nhân việc uống thuốc, nhất là khi bệnh đã ổn định được một thời gian dài. Khi đó, họ thường cho rằng bệnh của mình đã khỏi hẳn nên không cần uống thuốc nữa.
  • Khi uống thuốc dài ngày, cơ thể sẽ “quen” dần với thuốc, vì vậy liều thuốc chỉ có thể giữ nguyên hoặc tăng lên, chứ không thể giảm xuống được. Do vậy, bênh nhân không được phép tự ý giảm liều khi thấy bệnh đã ổn. Gia đình bệnh nhân cần kiểm tra thường xuyên xem bệnh nhân có uống thuốc đầy đủ hay không.
  • Rối loạn lưỡng cực là một rối loạn tâm thần, bệnh nhân có thể ổn định hoàn toàn trong nhiều năm khi chịu khó uống thuốc củng cố hàng ngày theo đơn của bác sĩ. Bệnh nhân hãy chấp nhận việc uống thuốc suốt đời cũng giống như các bệnh mạn tính khác (tăng huyết áp, đái tháo đường).

 3. Lời khuyên để chống chung với rối loạn lưỡng cực

  • Rối loạn lưỡng cực là một chứng bệnh tâm thần mãn tính. Điều đó có nghĩa là các bệnh nhân mắc bệnh sẽ phải sống chung với nó trong suốt phần đời còn lại của mình. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là họ không thể sống một cuộc sống hạnh phúc, lành mạnh. 

  • Điều trị đúng cách có thể giúp bệnh nhân kiểm soát những thay đổi trong tâm trạng và đối phó với các triệu chứng của bệnh. Để đạt được hiệu quả cao nhất trong việc điều trị, nên hình thành một nhóm để có thể chăm sóc cũng như động viên tinh thần bệnh nhân những lúc cần thiết. Ngoài bác sĩ chính của bệnh nhân cũng có thể tìm một bác sĩ tâm thần và nhà tâm lý học. Thông qua liệu pháp trò chuyện, các bác sĩ có thể giúp bệnh nhân đối phó với các triệu chứng của rối loạn lưỡng cực mà thuốc không thể giúp được. 

  • Ngoài ra người bệnh cũng có thể tìm thấy một cộng đồng những người cùng mắc rối loạn lưỡng cực để trao đổi, chia sẻ với nhau về những khó khăn gặp phải và cùng tìm cách giải quyết. Tìm những người khác cũng đang sống chung với chứng rối loạn này có thể sẽ cung cấp cho bạn một nhóm người mà bạn có thể dựa vào và tìm đến để được giúp đỡ. 

  • Việc tìm kiếm phương pháp điều trị phù hợp với bệnh nhân đòi hỏi sự kiên trì. Tương tự như vậy, họ cũng cần phải kiên nhẫn với bản thân khi học cách quản lý chứng rối loạn lưỡng cực và dự đoán những thay đổi trong tâm trạng của mình. Cùng với nhóm chăm sóc của mình, bệnh nhân sẽ tìm cách duy trì một cuộc sống bình thường, hạnh phúc và khỏe mạnh. Mặc dù sống chung với chứng rối loạn lưỡng cực có thể là một thách thức thực sự, nhưng nó có thể giúp duy trì cảm vui vẻ và lạc quan với cuộc sống. 

  • Rối loạn lưỡng cực là một bệnh lý liên quan đến tâm thần kinh và là bệnh mạn tính. Hiện nay chưa có thuốc hay phương pháp nào có thể điều trị dứt điểm rối loạn lưỡng cực. Tuy nhiên bằng cách thay đổi lối sống, kết hợp tìm kiếm những sự trợ giúp từ các bác sĩ, chuyên gia tâm thần kinh, người bệnh hoàn toàn có thể duy trì một cuộc sống lạc quan, vui vẻ.

  • Người mắc rối loạn lưỡng cực nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc bổ sung hoặc liệu pháp thay thế. Lý do là thuốc hoặc các chất bổ sung có thể tương tác với các loại thuốc khác và chúng có thể có tác dụng phụ. 

  • Rối loạn lưỡng cực là căn bệnh cần điều trị suốt đời, vì thế ngay cả khi bệnh nhân mắc chứng này cảm thấy tốt hơn cũng không được tự ý bỏ điều trị. Bên cạnh thuốc men, một số điều chỉnh về lối sống có thể giúp kiểm soát tình trạng bệnh dễ dàng hơn cũng như cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh.  

Câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh rối loạn lưỡng cựcCâu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh rối loạn lưỡng cực

SKĐS - Rối loạn lưỡng cực còn được gọi là hưng phấn - trầm cảm, là một tình trạng sức khỏe tâm thần gây ra sự thay đổi tâm trạng cực độ bao gồm cảm xúc cao và trầm cảm. Những thay đổi tâm trạng này có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ, năng lượng, hoạt động, hành vi và khả năng suy nghĩ.

Rối loạn lưỡng cực: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng bệnhRối loạn lưỡng cực: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng bệnh

SKĐS - Rối loạn lưỡng cực là một căn bệnh rối loạn tâm thần với nhiều triệu chứng phức tạp. Người mắc bệnh thường sẽ có những thay đổi về trạng thái tâm lý, cảm xúc hành vi. Bệnh tác động tiêu cực lên sức khỏe người bệnh, ảnh hưởng đến sinh hoạt và cuộc sống.


BS. Nguyễn Văn Mạnh
Phó Giám đốc Bệnh viện Sức khoẻ Tâm thần Hà Tĩnh
Ý kiến của bạn