Loãng xương sẽ làm xương suy yếu, gây gãy xương
Ước tính có khoảng 200 triệu người bị loãng xương trên khắp thế giới. Sau 50 tuổi, cứ 1/2 phụ nữ và 1/4 nam giới sẽ bị gãy xương liên quan đến loãng xương. 30% khác có mật độ xương thấp khiến họ có nguy cơ bị loãng xương. Tình trạng này được gọi là chứng loãng xương.
Căn bệnh này thường phát triển âm thầm mà không có bất kỳ triệu chứng hoặc đau đớn nào và nó thường không được phát hiện ra cho đến khi xương suy yếu gây ra tình trạng gãy xương. Hầu hết trong số này là gãy xương hông, cổ tay và cột sống.
Hiện nay, nhóm thuốc bisphosphonates điều trị loãng xương được sử dụng thường xuyên nhất, nhưng thuốc có thể có nhiều tác dụng phụ khó chịu. Các tác dụng phụ đối với tất cả các bisphosphonates (alendronate, ibandronate, risedronate và zoledronic acid) có thể bao gồm đau xương, khớp hoặc cơ. Tác dụng phụ của viên uống có thể bao gồm buồn nôn, khó nuốt, ợ chua, kích ứng thực quản và loét dạ dày...
Loại thuốc mới dựa trên hormon tự nhiên có thể là giải pháp hiệu quả đối với chứng loãng xương
Để tìm kiếm một giải pháp thay thế hiệu quả hơn và dễ thực hiện, các nhà khoa học tại Đại học Imperial College London đã tìm đến một loại hormone có tên là kisspeptin, được cơ thể sản xuất tự nhiên cho thấy, việc tiêm kisspeptin được các đối tượng thử nghiệm dung nạp tốt, không gây ra tác dụng phụ đáng kể.
Trong thí nghiệm trên nhóm nam giới từ 18 đến 36 tuổi đã được tiêm tĩnh mạch một liều cao kisspeptin trong khoảng thời gian 90 phút. Họ cũng nhận được giả dược, trong một giờ rưỡi khác. Trong cả hai trường hợp, các chỉ số sinh hóa máu của họ được theo dõi 30 phút một lần. Người ta phát hiện ra rằng khi họ nhận được hormone này, cơ thể của họ sản xuất thêm trung bình 24% nguyên bào xương.
Đối với một thí nghiệm khác được thực hiện bởi một nhóm tại Đại học Nam Đan Mạch, kisspeptin đã được thêm vào các tế bào xương. Trong trường hợp này, hormone không chỉ thúc đẩy hoạt động của các nguyên bào xương mà còn ức chế hoạt động của các tế bào hủy xương.
Tiến sĩ Alexander Comninos cho biết: "Chúng tôi hy vọng sẽ đưa những kết quả khám phá mới lạ này vào các nghiên cứu trong tương lai với mục đích cuối cùng là xem liệu kisspeptin có thể là một lựa chọn điều trị an toàn và hiệu quả mới cho bệnh loãng xương hay không".
Nghiên cứu đã được xuất bản gần đây trên Tạp chí Chuyển hóa & Nội tiết Lâm sàng.
Mời xem thêm video đang được quan tâm:
Bộ Y tế: Tiếp tục tiêm vaccine cho người đã mắc COVID-19