Theo đó, dùng thuốc alendronate (fosamax) trong ít nhất 8 năm có thể làm giảm hơn một nửa nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 so với những người chưa dùng thuốc này. Kết quả của nghiên cứu được trình bày tại cuộc họp hàng năm của Hiệp hội Nghiên cứu Bệnh tiểu đường Châu Âu mới đây.
Người bệnh tiểu đường có nguy cơ loãng xương cao hơn
Đái tháo đường là bệnh rối loạn chuyển hóa, trong đó cơ thể không sản xuất đủ insulin hoặc không sử dụng insulin đúng cách.
Bệnh tiểu đường có thể làm tăng nguy cơ loãng xương.
Loãng xương là một tình trạng đặc trưng bởi khối lượng xương thấp, tăng nguy cơ gãy xương. Phụ nữ dễ bị loãng xương hơn nam giới.
Một số yếu tố nguy cơ như chế độ ăn uống, hút thuốc và lạm dụng rượu được biết là có thể khiến người bệnh bị loãng xương. Ngoài ra, một số bệnh lý như chán ăn, viêm khớp dạng thấp, rối loạn tiêu hóa, đái tháo đường cũng được coi là những yếu tố nguy cơ gây loãng xương.
Ở hầu hết bệnh nhân, các triệu chứng loãng xương không được quan sát thấy cho đến khi bị gãy xương. Tuổi càng cao càng có nhiều nguy cơ bị gãy xương, có liên quan đến việc tăng tỷ lệ tử vong.
Mặc dù loãng xương không được liệt kê là một biến chứng liên quan đến bệnh tiểu đường, nhưng ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy bệnh nhân tiểu đường có nguy cơ cao bị gãy xương do loãng xương.
Mối liên quan giữa thuốc trị loãng xương và giảm nguy cơ mắc tiểu đường
Các nghiên cứu trên động vật đã gợi ý rằng cách các loại thuốc điều trị loãng xương ảnh hưởng đến các tế bào xương cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng điều chỉnh lượng đường trong máu của cơ thể.
Thuốc trị loãng xương có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.
TS Rikke Viggers cùng đồng nghiệp, bệnh viện Đại học Aalborg ở Đan Mạch, đã thực hiện một nghiên cứu trên 163.000 người được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường loại 2 ở Đan Mạch từ năm 2008 đến 2018, và so sánh họ với hơn 490.000 người không mắc bệnh tiểu đường, để xem xét liệu nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2 có bị thay đổi khi sử dụng alendronate trước đó hay không.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những người dùng alendronate trong 8 năm hoặc hơn có nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường thấp hơn 53% so với những người chưa bao giờ dùng thuốc. Ở những người dùng alendronate càng lâu thì tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường của họ càng thấp.
Alendronate thuộc nhóm thuốc bisphosphonates, được sử dụng để ngăn ngừa và điều trị một số loại mất xương (loãng xương) ở người lớn. Các tác giả nghiên cứu cho biết, thuốc có thể làm giảm tình trạng viêm cấp độ thấp, vốn đã được chứng minh là góp phần vào việc đề kháng insulin.
Ngoài ra, theo TS Mosele, có bằng chứng cho thấy osteocalcin (là protein được tiết ra bởi tế bào tạo xương) có thể hỗ trợ khả năng điều chỉnh lượng đường trong máu của cơ thể. Nếu alendronate thúc đẩy quá trình giải phóng osteocalcin dưới dạng carboxyl hóa bởi các nguyên bào xương, thì đó có thể là mối liên hệ giữa alendronate và giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Kết quả của nghiên cứu cho thấy, alendronate, một loại thuốc rẻ tiền được sử dụng rộng rãi để điều trị loãng xương, cũng có thể bảo vệ chống lại bệnh tiểu đường loại 2. Vì vậy, trong tương lai, có thể cân nhắc kê đơn thuốc điều trị loãng xương cho những người bị tiền tiểu đường hoặc có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường loại 2.
Mời độc giả xem thêm video:
6 biện pháp đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19